Thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản năm 2024 có nhất thiết phải lập thành văn bản hay không?
Thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản năm 2024 có nhất thiết phải lập thành văn bản hay không?
Thế chấp tàu biển Việt Nam trong năm 2024 được quy định tại Điều 37 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Thế chấp tàu biển Việt Nam
1. Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp.
2. Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho bên nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.
4. Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang đóng.
Như vậy, chủ tàu biển có thể dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó nhưng quy định về hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản.
Do đó, đối với việc thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản trong năm 2024 thì buộc phải lập thành văn bản.
Thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản năm 2024 có nhất thiết phải lập thành văn bản hay không? (Hình từ Internet)
Có phải một tàu biển chỉ được thế chấp cho một hợp đồng vay?
Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 38 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam
1. Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.
2. Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng.
4. Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
5. Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
6. Thế chấp tàu biển chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;
b) Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
c) Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ;
đ) Theo thỏa thuận của các bên.
7. Bên nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp.
Như vậy, một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Do đó, đối với thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản thì một tàu biển có thể được dùng để thế chấp, để đảm bảo cho nhiều hợp đồng vay nếu giá trị tàu biển đó lớn hơn tổng giá trị các hợp đồng vay tài sản đó.
Sau khi thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản thì việc thế chấp tàu biển có hiệu lực khi nào?
Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 39 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam
1. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu;
b) Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp;
c) Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.
2. Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
3. Thông tin về việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được cấp cho người có yêu cầu.
4. Người đăng ký thế chấp tàu biển và người khai thác thông tin về thế chấp tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam.
Theo đó, đăng ký thuế chấp tàu biển Việt Nam bao gồm những nội dung nêu trên và việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Do đó, sau khi thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay nợ thì việc thế chấp tàu biển cũng có hiệu lực khi được ghi vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?