Bội chi ngân sách trung ương được xác định như thế nào?
Bội chi ngân sách trung ương được xác định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về bội chi ngân sách nhà nước như sau:
Bội chi ngân sách nhà nước
1. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh:
a) Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách;
b) Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.
.....
Như vậy, bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách.
Bội chi ngân sách trung ương được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về bội chi ngân sách nhà nước như sau:
Bội chi ngân sách nhà nước
.....
2. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước và các tổ chức quốc tế; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế; không bao gồm các khoản Chính phủ vay về cho các tổ chức kinh tế vay lại.
.....
Như vậy, trong trường hợp ngân sách trung ương bị bội chi thì được bù đắp từ các nguồn sau:
- Vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
- Vay ngoài nước từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước và các tổ chức quốc tế; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế; không bao gồm các khoản Chính phủ vay về cho các tổ chức kinh tế vay lại.
Lưu ý: Vay để bù đắp bội chi ngân sách không bao gồm sổ vay để trả nợ gốc.
Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 14 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương như sau:
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
....
6. Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
7. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương.
8. Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau.
9. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Như vậy, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương được quy định như sau:
- Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực theo quy định.
- Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!


.jpg)







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 29 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Được sử dụng người lao động làm thêm giờ ngày 29 tháng 2 2025 âm lịch mà không bị giới hạn số giờ làm thêm khi nào?
- Tại kỳ họp thứ Tư, ngày 15/11/2022, Quốc hội khóa 15 đã thông qua văn bản nào về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk?
- 02 Thông tư mới về lĩnh vực giáo dục, y tế có hiệu lực từ tháng 3 năm 2025?
- Ngày 3 tháng 3 hàng năm là Ngày truyền thống gì? 3 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy, ngày bao nhiêu âm?
- Ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2? Ngày Thầy thuốc Việt Nam 2025 dành cho những ai? Ai có trách nhiệm tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục?