Lương cơ bản là gì? Lương cơ bản 2024 là bao nhiêu?
Lương cơ bản là gì?
Theo quy định hiện nay, pháp luật không có quy định nào định nghĩa hoặc đưa ra khái niệm về lương cơ bản.
Lương cơ bản được hiểu đơn giản là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng công việc cụ thể.
Lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu nhập bổ sung khác. Các khoản phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu nhập bổ sung khác được thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc được quy định trong quy chế của doanh nghiệp.
Lương cơ bản 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lương cơ bản 2024 là bao nhiêu?
Lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 2 nhóm đối tượng như sau:
[1] Đối với cán bộ, công chức, viên chức
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương.
Như vậy, trước thời điểm này (từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024) tiền lương cán bộ, công chức, viên chức vẫn tính theo quy định hiện hành (dựa trên lương cơ sở và hệ số lương).
Cụ thể, công thức tính tiền lương quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV như sau:
Mức lương = Hệ số lương X Lương cơ sở
Hệ số lương căn cứ theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, còn lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
(1) Bảng lương công chức:
- Công chức loại A3
- Công chức loại A2:
- Công chức loại A1
- Công chức loại A0
(2) Bảng lương viên chức
- Viên chức loại A0
- Viên chức loại A1
- Viên chức loại A2
+ Nhóm viên chức loại A2.1
+ Nhóm viên chức loại A2.2
- Viên chức loại A3
+ Nhóm viên chức loại A3.1
+ Nhóm viên chức loại A3.2
[2] Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân:
Lương cơ bản của người lao động làm việc cho doanh nghiệp, cá nhân sẽ là mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, chưa bao gồm phụ cấp, các khoản chi phí hỗ trợ.
Theo đó thì lương cơ bản của người lao động sẽ được các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, cần phải phân biệt được lương cơ bản không phải là lương tối thiểu vùng.
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.
Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Như vậy, mức lương cơ bản của người lao động làm theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp, cá nhân như sau:
- 4.680.000 đồng/tháng trở lên ở vùng 1;
- 4.160.000 đồng/tháng trở lên ở vùng 2;
- 3.640.000 đồng/tháng trở lên ở vùng 3;
- 3.250.000 đồng/tháng trở lên ở vùng 4.
Xây dựng 5 bảng lương mới khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Về thực hiện chính sách tiền lương, Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo đó, khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ xây dựng 5 bảng lương mới được quy định cụ thể tại tiết 3.1 Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
Thứ nhất: Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Thứ hai: Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Thứ ba: Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
[1] 1 bảng lương quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
[2] 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an
[3] 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Theo thông báo của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, hiện nay vẫn chưa có dự thảo hay văn bản chính thức thông báo về bảng lương mới của quân đội, công an. Việc thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ được Chính phủ trình Trung ương, Quốc hội vào thời gian tới.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?