Chủ đầu tư được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với những công trình nào?
- Chủ đầu tư được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với những công trình nào?
- Phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng gồm các nội dung gì?
- Việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?
Chủ đầu tư được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với những công trình nào?
Căn cư quy định Điều 52 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về lập dự án đầu tư xây dựng như sau:
Lập dự án đầu tư xây dựng
1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
b) Đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;
c) Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này, trừ dự án PPP.
3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.
4. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Như vậy, chủ đầu tư được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với những công trình sau:
- Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
- Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.
- Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Chủ đầu tư được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với những công trình nào? (Hình từ Internet)
Phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng gồm các nội dung gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 9 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng như sau:
Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
1. Việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xem xét, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
2. Phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ, bao gồm các nội dung sau:
a) Bản vẽ thiết kế sơ bộ gồm: Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng; sơ bộ tổng mặt bằng của dự án; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;
b) Thuyết minh về quy mô, tính chất của dự án; hiện trạng, ranh giới khu đất; thuyết minh về sự phù hợp với quy hoạch (nếu có), kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án; thuyết minh về giải pháp thiết kế sơ bộ;
c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).
3. Việc lập sơ bộ tổng mức đầu tư của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
...
Như vậy, phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ, bao gồm các nội dung sau:
- Bản vẽ thiết kế sơ bộ gồm: Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng; sơ bộ tổng mặt bằng của dự án; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;
- Thuyết minh về quy mô, tính chất của dự án; hiện trạng, ranh giới khu đất; thuyết minh về sự phù hợp với quy hoạch (nếu có), kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án; thuyết minh về giải pháp thiết kế sơ bộ;
- Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).
Việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 10 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng như sau:
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
1. Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư; việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư công, dự án PPP được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
2. Sau khi dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:
- Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư công, dự án PPP được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Sau khi dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định ở trên, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?