Mẫu thư giới thiệu xin việc ngắn gọn mới nhất năm 2024?

Cho tôi được xin mẫu thư giới thiệu xin việc ngắn gọn mới nhất năm 2024? Những điều cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động? Câu hỏi của chị Nguyệt (Hậu Giang)

Mẫu thư giới thiệu xin việc ngắn gọn mới nhất năm 2024?

Thư giới thiệu xin việc là một tài liệu được viết bởi một người quen biết, đồng nghiệp người cố vấn hoặc là chính ứng viên xin việc.

Thư này nhằm giới thiệu ứng viên và cung cấp thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất của họ.

Thư giới thiệu xin việc có thể được viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng thường bao gồm các thông tin sau:

Giới thiệu ngắn gọn về người viết thư và mối quan hệ của họ với ứng viên

Mô tả kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất của ứng viên

Lời chứng thực cho ứng viên

Thư giới thiệu xin việc có thể là một tài liệu quan trọng trong quá trình xin việc. Nó có thể giúp ứng viên tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tăng cơ hội được nhận việc.

Nếu ban đang cần mẫu thư giới thiệu xin việc ngắn gọn mới nhất năm 2024 thì có thể tham khảo tại mẫu này:

Tải về

Thư giới thiệu xin việc có cần phải công chứng không?

Đầu tiên, theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
...

Đồng thời, tại khoản 1, 2, 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
...

Theo đó, thư giới thiệu xin việc là loại tài liệu không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để đảm bảo tính tin cậy cao, ứng viên cần trung thực, thật thà về việc cung cấp thông tin trong thư giới thiêu xin việc.

Ngoài ra, ứng viên cần lưu ý viết thư giới thiệu xin việc theo đúng chuẩn, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. thủ giới thiệu xin việc cần được trình bày gọn gàng, rõ ràng, dễ đọc.

Mẫu thư giới thiệu xin việc ngắn gọn mới nhất năm 2024?

Mẫu thư giới thiệu xin việc ngắn gọn mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)

Những điều cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động?

Những điều cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động mà người lao động phải nắm rõ, cụ thể:

[1] Mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động:

Tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lưởng trả cho người lao động như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

[2] Thời gian và mức lương thử việc trong hợp đồng thử việc

Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian thử việc, cụ thể:

Thời gian thử việc do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng phải bảo đảm điều kiện sau đây:

- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp

- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:

Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Theo đó, các bên có thể tự do thỏa thuận về tiền lương thử việc nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào