Giám đốc chi nhánh là ai và có vai trò như thế nào?
Chi nhánh và chức năng của chi nhánh như thế nào?
Đầu tiên, tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời, tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã khẳng định chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân và có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
Tuy nhiên, đối với địa điểm được phép đặt chi nhánh, thì doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020.
Ví dụ: Doanh nghiệp A ở Hồ Chí Minh, nhưng họ có thể thành lập các chi nhánh ở một hoặc nhiều địa điểm tại các quận, huyện của Thủ đô Hà Nội.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp quyết định thành lập chi nhánh thì phải gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.
Hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.
Giám đốc chi nhánh là ai và có vai trò như thế nào? (Hình từ Internet)
Giám đốc chi nhánh là ai và có vai trò như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người đứng đầu chi nhánh sẽ thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
Như vậy, có thể thấy hiện tại, pháp luật doanh nghiệp không quy định cụ thể về những nội dung liên quan đến người đứng đầu chi nhánh như (chức danh, vai trò, quyền và nghĩa vụ).
- Về chức danh, trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh không quy định rõ chức danh mà chỉ ghi là người đứng đầu chi nhánh.
Tuy nhiên, trên thực tế người đứng đầu chi nhánh thường được gọi là giám đốc chi nhánh. Giám đốc chi nhánh không cần bắt buộc phải là thành viên của công ty.
- Về vai trò, quyền hạn, tại khoản 5 Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, giám đốc chi nhánh đại diện thực hiện nhiệm vụ của công ty theo uỷ quyền.
Như vậy, giữa giám đốc chi nhánh và phía công ty sẽ tiến hành lập một văn bản uỷ quyền, trong đó quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ, vai trò, phạm vi công việc của giám đốc chi nhánh.
Lưu ý:
Giám đốc chi nhánh đại diện cho các giao dịch của chi nhánh trong phạm vi uỷ quyền.
Giám đốc chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có ủy quyền của người đại diện của công ty.
Phạm vi ủy quyền như thế nào là do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định. Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, công ty cũng có quyền hủy việc ủy quyền cho giám đốc chi nhánh.
Khi chi nhánh ký kết một số hợp đồng hoặc thực hiện một số công việc mà cần sự cho phép của công ty, giám đốc chi nhánh phải xuất trình được văn bản uỷ quyền của công ty cho chi nhánh.
Như vậy, giám đốc chi nhánh có thể được bổ nhiệm từ người ngoài công ty. Giám đốc chi nhánh chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi mà công ty uỷ quyền.
Chi nhánh có con dấu riêng không?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp cụ thể như sau:
Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp luật hiện nay vẫn chưa có quy định nào bắt buộc việc chi nhánh doanh nghiệp có con dấu riêng.
Nên trong quá trình hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp thì việc có con dấu riêng thì phải phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chi nhánh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?