Mức xử phạt tội gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 như thế nào?
Các hành vi gian lận bảo hiểm xã hội nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ khoản 1 Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP quy định về một số thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn áp dụng các điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự:
Về một số thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn áp dụng các điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự
1. Lập hồ sơ giả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 214 của Bộ luật Hình sự là hành vi lập hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong đó có giấy tờ, tài liệu giả (ví dụ: giấy tờ, tài liệu không có thật, không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cấp không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, không đúng thời hạn...) để thanh toán các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng để duy trì việc làm cho người lao động và chế độ khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, các hành vi gian lận bảo hiểm xã hội sau nếu chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì bị bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội nhằm lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội. (ví dụ: giấy tờ, tài liệu không có thật, không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cấp không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, không đúng thời hạn...)
- Dùng hồ sơ giả lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội;
- Làm sai lệch nội dung hồ sơ để thanh toán các chế độ sau:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất;
+ Trợ cấp thất nghiệp;
+ Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
+ Hỗ trợ học nghề;
+ Hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng để duy trì việc làm cho người lao động;
+ Chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Mức xử phạt tội gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức phạt hành chính hành vi gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
Như vậy, mức phạt hành chính hành vi gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hồ sơ khi người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý:
- Phạt tiền tối đa không quá 75.000.000 đồng với người sử dụng lao động.
- Mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có hành vi vi phạm trên thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Tội gian lận bảo hiểm xã hội năm 2024 bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức phạt tội gian lận bảo hiểm xã hội như sau:
(1) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:
- Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội;
(2) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Tái phạm nguy hiểm.
(3) Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với các trường hợp sau:
- Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội từ 500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?