Đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu gồm những đối tượng nào?

Thế nào là thuế tối thiểu toàn cầu? Đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu gồm những gì?

Thế nào là thuế tối thiểu toàn cầu?

Hiện tại chưa có văn bản pháp luật để định nghĩa về thuế tối thiểu toàn cầu là gì.

Tuy nhiên có thể hiểu thuế tối thiểu toàn cầu (hay thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu) là loại thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu cao đầu tư vào những nước có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp.

Thuế tối thiểu toàn cầu là Trụ cột 2 của Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận (Base erosion and profit shifting - BEPS) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng vào tháng 6/2013.

Tại Việt Nam thuế tối thiểu toàn cầu được quy định trong văn bản có tên là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu gồm những gì?

Đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu gồm những đối tượng nào? (Hình từ Internet)

Đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu gồm những đối tượng nào?

Căn cứ quy định Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định về người nộp thuế như sau:

Người nộp thuế
1. Đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 02 năm trong 04 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên, trừ các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức của chính phủ;
b) Tổ chức quốc tế;
c) Tổ chức phi lợi nhuận;
d) Quỹ hưu trí;
đ) Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;
e) Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;
g) Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm e khoản này.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 02 năm trong 04 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên, trừ các trường hợp sau đây:

- Tổ chức của chính phủ;

- Tổ chức quốc tế;

- Tổ chức phi lợi nhuận;

- Quỹ hưu trí;

- Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;

- Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;

- Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức được liệt kê ở trên.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) như sau:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn được xác định theo công thức sau đây:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn = (Tỷ lệ thuế bổ sung x Lợi nhuận tính thuế bổ sung) + Số thuế bổ sung được điều chỉnh cho năm hiện hành (nếu có).

Trong đó:

- Tỷ lệ thuế bổ sung được xác định theo công thức sau đây:

Tỷ lệ thuế bổ sung = Thuế suất tối thiểu - Thuế suất thực tế

+ Thuế suất tối thiểu là 15%.

+ Thuế suất thực tế tại Việt Nam được tính cho mỗi năm tài chính và được xác định theo công thức sau đây:

Thuế suất thực tế tại Việt Nam = Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam thuộc phạm vi áp dụng đã được điều chỉnh trong năm tài chính của các đơn vị hợp thành tại Việt Nam / Thu nhập ròng tại Việt Nam trong năm tài chính theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu

+ Thu nhập ròng theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu được xác định theo công thức sau đây:

Thu nhập ròng theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu = Thu nhập theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của tất cả các đơn vị hợp thành - Lỗ theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của tất cả các đơn vị hợp thành.

- Lợi nhuận tính thuế bổ sung được xác định theo công thức sau đây:

Lợi nhuận tính thuế bổ sung = Thu nhập ròng theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu - Giá trị tài sản hữu hình và tiền lương được giảm trừ theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 1 tháng 8 là ngày gì? 1 tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm, thứ mấy? Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tuyên giáo được tặng cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 2 tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu âm? Quy định về thời giờ làm việc bình thường trong ngày này?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Dương Tháng 8 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 8 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc tang cấm các hoạt động nào? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 10 tháng 8 là ngày gì? Chia sẻ lịch âm tháng 8 năm 2024 chính xác, đầy đủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp thấp nhiệt đới là gì? Nội dung tin dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới gồm những thông tin gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 30–CT/TU của Thành ủy Hà Nội, gia đình có vai trò gì trong việc khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nào trong phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Đinh Khắc Vỹ
775 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào