Ban Dân vận Trung ương là cơ quan gì? Vai trò, vị trí của công tác dân vận là gì?

Ban Dân vận Trung ương là cơ quan gì? Vai trò, vị trí của công tác dân vận là gì? Phương thức thực hiện công tác dân vận là gì?

Ban Dân vận Trung ương là cơ quan gì?

Tại Điều 1 Quyết định 78-QĐ/TW năm 2012 quy định Ban Dân vận Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận.

Vai trò, vị trí của công tác dân vận là gì?

Tại Điều 1 Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị ban hành kèm theo Quyết định 23-QĐ/TW năm 2021 có quy định về công tác dân vận như sau:

Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đất nước, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị.
Đảng lãnh đạo trực tiếp công tác dân vận; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thực hiện hiệu quả công tác dân vận; nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đối với công tác dân vận; thường xuyên học tập, quán triệt tư tưởng, đạo đức và thực hiện phong cách dân vận trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Như vậy, công tác dân vận có vai trò và vị trí như sau:

- Là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đất nước;

- Là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Ban Dân vận Trung ương là cơ quan gì? Vai trò, vị trí của công tác dân vận là gì?

Ban Dân vận Trung ương là cơ quan gì? Vai trò, vị trí của công tác dân vận là gì? (Hình từ Internet)

Phương thức thực hiện công tác dân vận là gì?

Tại Chương 3 Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị ban hành kèm theo Quyết định 23-QĐ/TW năm 2021 có quy định phương thức thực hiện công tác dân vận như sau:

Phương thức 1: Quán triệt, tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng các hình thức thiết thực, sáng tạo;

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy ý chí, quyết tâm và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phương thức 2: Thể chế hoá, cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; triển khai sâu rộng phong trào thi đua "Dân vận khéo".

Phương thức 3: Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác dân vận của hệ thống chính trị; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công tác dân vận trong tình hình mới.

Phân công cán bộ phụ trách, cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận có năng lực, đạo đức, uy tín, kinh nghiệm.

Phương thức 4: Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu có trách nhiệm thực hiện tốt công tác dân vận theo quy định của Đảng và Nhà nước; gương mẫu thực thi công vụ, nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân; giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

Phương thức 5: Cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định, quy định, quy chế của Đảng liên quan đến công tác dân vận.

Phương thức 6: Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để nâng cao hiệu quả công tác dân vận thông qua các cơ chế phối hợp liên ngành, chương trình phối hợp, hội nghị giao ban định kỳ, chuyên đề.

Phương thức 7: Khi có tình huống phức tạp liên quan đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó kịp thời; thông tin nhanh đến ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội.

Ban dân vận chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức có liên quan vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; phát huy vai trò nòng cốt chính trị tham gia lực lượng xung kích.

Phương thức 8: Chế độ làm việc, thông tin, báo cáo

- Cấp ủy, tổ chức đảng định kỳ làm việc với ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức có liên quan cùng cấp để nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; đánh giá kết quả, định hướng công tác dân vận đáp ứng tình hình thực tiễn.

- Định kỳ hằng tháng, ba tháng, sáu tháng, chín tháng và hằng năm:

+ Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang địa phương báo cáo kết quả công tác dân vận với cấp ủy, đồng gửi ban dân vận cùng cấp;

+ Cấp ủy cấp dưới báo cáo tình hình nhân dân và công tác dân vận cho cấp ủy cấp trên, đồng gửi ban dân vận của cấp ủy cấp trên.

- Các cơ quan trong hệ thống dân vận các cấp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo chỉ đạo, hướng dẫn của ban dân vận cấp ủy cấp trên trực tiếp.

- Trường hợp đột xuất, cần thiết liên quan đến tình hình nhân dân, các cấp, ngành hữu quan trực tiếp báo cáo với thường trực cấp ủy; ban dân vận cấp ủy được tham dự để tổng hợp, theo dõi, tham mưu cho cấp ủy.

Trân trọng!

Đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đơn vị hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025 cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam phân chia như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải do ai bổ nhiệm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số đơn vị hành chính có bao nhiêu số? Nguyên tắc mã hóa và sắp xếp đơn vị hành chính khi có thay đổi thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tỉnh ngoài thành phố trực thuộc Trung ương có cần lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố Cần Thơ giáp với những tỉnh nào? Thành phố Cần Thơ có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện?
Hỏi đáp Pháp luật
Công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 sẽ cơ bản hoàn thành trong tháng 9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/9/2024, các tỉnh nào sẽ sắp xếp đơn vị hành chính? Sắp xếp đơn vị hành chính có cần đổi giấy tờ cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, sắp xếp đơn vị hành chính có cần đổi giấy tờ cá nhân hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn vị hành chính
Lương Thị Tâm Như
2,681 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn vị hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào