Hướng dẫn tra cứu BHYT bằng số CCCD chuẩn xác nhất 2024?

Cách tra cứu BHYT bằng số CCCD chuẩn xác nhất 2024? Làm mất thẻ bảo hiểm y tế có được cấp lại không?

Hướng dẫn tra cứu BHYT bằng số CCCD chuẩn xác nhất 2024?

Dưới đây là cách tra cứu BHYT bằng số CCCD chuẩn xác nhất 2024:

Bước 1: Truy cập vào website Cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo đường link sau để tra cứu BHYT:

https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx,

Bước 2: Nhấn chọn Tra cứu trực tuyến để tra cứu BHYT:

Bước 3: Tại danh mục “Tra cứu trực tuyến”, nhấn chọn “Tra cứu mã số BHXH”.

Bước 4: Nhập thông tin để tra cứu mã số BHXH.

Nhập thông tin sau:

(1): Tỉnh/thành phố của người cần tra cứu mã số BHXH;

(2): Số căn cước công dân (CMND/Hộ chiếu) của người cần tra cứu sô BHXH

(3): Họ và tên của người cần tra cứu mã số BHXH.

Bước 5: Tích chọn “Tôi không phải là người máy” và nhấn chọn “Tra cứu” để thực hiện yêu cầu để tra cứu BHYT.

Hướng dẫn tra cứu BHYT bằng số CCCD chuẩn xác nhất 2024?

Hướng dẫn tra cứu BHYT bằng số CCCD chuẩn xác nhất 2024? (Hình từ Internet)

Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu khi nào?

Căn cứ quy định Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.

Như vậy, thời điểm người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là vào đầu mỗi quý.

Làm mất thẻ bảo hiểm y tế có được cấp lại không?

Căn cứ quy định Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cụ thể như sau:

Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
4. Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp lỗi do tổ chức bảo hiểm y tế hoặc cơ quan lập danh sách thì người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không phải nộp phí.

Như vậy, theo quy định trên thì người tham gia BHYT làm mất thẻ bảo hiểm y tế sẽ được cấp lại nhưng phải làm đơn đề nghị việc cấp lại thẻ khi để mất.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp nào?

Căn cứ quy định Điều 20 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế như sau:

Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;
b) Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
c) Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.
2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

- Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;

- Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

- Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.

Trân trọng!

Bảo hiểm y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu TA được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày BHYT Việt Nam là ngày mấy? Chủ đề truyền thông Ngày BHYT Việt Nam 1/7/2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Xác nhận không đúng mức đóng của người tham gia bảo hiểm y tế bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 7 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa của Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trong Nghị định 63/2024/NĐ-CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu BHYT bằng số CCCD chuẩn xác nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về giảm trừ mức đóng BHYT hộ gia đình như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bệnh đang cấp cứu mới mua bảo hiểm y tế có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của chủ công ty TNHH MTV có được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm y tế
Đinh Khắc Vỹ
1,157 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào