Công thức lãi suất trái phiếu (lãi suất coupon) được tính như thế nào?
Lãi suất trái phiếu (lãi suất coupon) là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định về chứng khoán như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
...
Đồng thời theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về trái phiếu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
....
Theo đó, trái phiếu là một loại chứng khoán có kỳ hjan từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành
Qua đó, có thể hiểu lãi suất trái phiếu (hay lãi suất coupon) là lãi suất mà tổ chức phát hành trái phiếu trả cho nhà đầu tư. Lãi suất trái phiếu thường được xác định trước và là một con số cố định, không phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường và được niêm yết ngay trên phần cuống của trái phiếu.
Ví dụ: trái phiếu có mệnh giá là 100.000 ngàn đồng với lãi suất 5%/năm, dù giá trị của trái phiếu trên thị trường có cao hơn hay thấp hơn mệnh giá cũ thì mức lãi suất vẫn luôn là 5%/năm của 100.000 ngàn đồng.
Công thức lãi suất trái phiếu (lãi suất coupon) được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Công thức lãi suất trái phiếu (lãi suất coupon) được tính như thế nào?
Trong các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về lãi suất trái phiếu (hay lãi suất coupon). Tuy nhiên, dựa trên thực tế thì lãi suất trái phiếu là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá trị của trái phiếu. Nếu lãi suất trái phiếu cao, trái phiếu sẽ có giá trị cao hơn và ngược lại.
Công thức lãi suất trái phiếu được tính bằng cách lấy tổng số tiền lãi trả cho nhà đầu tư trong một năm chia cho mệnh giá trái phiếu, cụ thể như sau:
Lãi suất trái phiếu = Lãi suất hàng năm / Mệnh giá gốc của trái phiếu
Ví dụ: Một trái phiếu phát hành với mệnh giá 100.000 ngàn đồng, trả lãi một năm 2 lần, mỗi lần 10.000 thì sẽ có lãi suất coupon là (10.000*2)/100.000 = 20%
Khi chào bán trái phiếu ra công chúng cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, chào bán trái phiếu ra công chúng cần đáp ứng các điều kiện như sau:
[1] Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
[2] Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;
[3] Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;
[4] Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;
[5] Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
[6] Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích.
[7] Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng;
[8] Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;
[9] Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
[10] Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khi thuộc 01 trong các trường hợp sau:
- Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau:
+ Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán
+ Hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
- Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau:
+ Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán
+ Hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?