Nguyện vọng 1 là gì? Nguyên tắc xét tuyển nguyện vọng vào các trường đại học là gì?
Nguyện vọng 1 là gì?
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, nguyện vọng 1 là nguyện vọng đăng ký vào trường, ngành mà thí sinh mong muốn nhất. Nguyện vọng này xét tuyển đầu tiên tại Hội đồng thi của trường đại học, cao đẳng và được trường chấm điểm tuyển sinh.
Nguyện vọng 1 có thể được hiểu là mong muốn cao nhất của thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra nguyện vọng 1 chính xác, phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân.
Khi đăng ký nguyện vọng, thí sinh cần sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, trong đó nguyện vọng 1 là ưu tiên cao nhất. Nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1, thí sinh sẽ xét các nguyện vọng tiếp theo theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng.
Nguyện vọng 1 là gì? Nguyên tắc xét tuyển nguyện vọng vào các trường đại học là gì? (Hình từ Internet)
Nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 là gì?
Nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 là các nguyện vọng đăng ký vào trường, ngành mà thí sinh mong muốn, xếp sau nguyện vọng 1. Nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 sẽ được xét tuyển sau nguyện vọng 1, nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1.
Việc lựa chọn nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 cần phù hợp với năng lực của thí sinh, đảm bảo có cơ hội trúng tuyển cao.
Thí sinh có thể lựa chọn nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 là các trường, ngành có điểm chuẩn thấp hơn nguyện vọng 1 hoặc các trường, ngành có cùng điểm chuẩn với nguyện vọng 1 nhưng có cơ hội trúng tuyển cao hơn.
Nguyên tắc xét tuyển nguyện vọng vào các trường đại học là gì?
Căn cứ theo Điều 20 Quy chế tuyền sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về việc xét tuyển và xử lý nguyện vọng theo kế hoạch chung cụ thể như sau:
Xét tuyển và xử lý nguyện vọng theo kế hoạch chung
1. Các cơ sở đào tạo tự chủ tổ chức xét tuyển theo các phương thức và tiêu chí xét tuyển riêng, hoặc tự nguyện phối hợp theo nhóm để tổ chức xét tuyển theo các phương thức và tiêu chí xét tuyển chung. Bộ GDĐT hướng dẫn lịch trình xét tuyển và hỗ trợ việc xử lý nguyện vọng trên hệ thống.
2. Sau khi kết thúc thời gian đăng ký nguyện vọng trên hệ thống, cơ sở đào tạo tải thông tin, dữ liệu từ hệ thống để phục vụ xét tuyển, bao gồm dữ liệu đăng ký nguyện vọng và kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập cấp THPT của những thí sinh dự tuyển vào cơ sở đào tạo theo các phương thức tuyển sinh.
3. Nguyên tắc xét tuyển
a) Điểm trúng tuyển được xác định để số lượng tuyển được theo từng ngành, chương trình đào tạo phù hợp với số lượng chỉ tiêu đã công bố, nhưng không thấp hơn ngưỡng đầu vào;
b) Đối với một ngành đào tạo (hoặc một chương trình đào tạo) theo một phương thức và tổ hợp môn, tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng theo điểm xét không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở cuối danh sách, cơ sở đào tạo có thể sử dụng tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng (để xét chọn những thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn);
d) Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định về điểm ưu tiên được quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
...
Như vậy, theo quy định trên thì nguyên tắc xét tuyển nguyện vọng vào các trường đại học như sau:
[1] Điểm trúng tuyển được xác định để số lượng tuyển được theo từng ngành, chương trình đào tạo phù hợp với số lượng chỉ tiêu đã công bố, nhưng không thấp hơn ngưỡng đầu vào;
[2] Đối với một ngành đào tạo (hoặc một chương trình đào tạo) theo một phương thức và tổ hợp môn, tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng theo điểm xét không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp [3];
[3] Trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở cuối danh sách, cơ sở đào tạo có thể sử dụng tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng (để xét chọn những thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn);
[4] Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định về điểm ưu tiên.
Trách nhiệm của thí sinh khi đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học là gì?
Theo khoản 1 Điều 23 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của thí sinh khi đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học như sau:
- Tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện;
- Cung cấp đầy đủ và bảo đảm tính chính xác của tất cả thông tin đăng ký dự tuyển, bao gồm cả thông tin cá nhân, thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên (nếu có), nguyện vọng đăng ký; tính xác thực của các giấy tờ minh chứng;
- Đồng ý để cơ sở đào tạo mà mình dự tuyển được quyền sử dụng thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác xét tuyển;
- Hoàn thành thanh toán lệ phí tuyển sinh trước khi kết thúc thủ tục đăng ký dự tuyển.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?