Quy định về tổ chức phiên điều trần trong xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh như thế nào?
Tổ chức phiên điều trần trong xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh vào thời điểm nào?
Theo khoản 1 Điều 93 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về phiên điều trần như sau:
Phiên điều trần
1. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần.
...
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 91 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh như sau:
Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
...
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được thành lập hoặc ngày nhận được báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 92 của Luật này hoặc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 94 của Luật này.
...
Theo đó, tính từ thời điểm thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoặc thời điểm nhận được báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung thì trong thời hạn 45 ngày Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần.
Quy định về tổ chức phiên điều trần trong xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai sẽ tham dự phiên điều trần trong xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh?
Theo Điều 11 Thông tư 40/2023/TT-BCT quy định về tổ chức phiên điều trần như sau:
Tổ chức phiên điều trần
1. Phiên điều trần tổ chức theo quy định tại Điều 93 Luật Cạnh tranh. Quyết định mở phiên điều trần được quy định tại Mẫu 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập người tham gia phiên điều trần theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
....
Theo đó, phiên điều trần sẽ được tổ chức theo quy định tại Điều 93 Luật Cạnh tranh 2018, trong đó có quy định về những người tham gia phiên điều trần, cụ thể như sau:
Những người tham gia phiên điều trần bao gồm:
- Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Bên khiếu nại;
- Bên bị điều tra;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị điều tra;
- Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và điều tra viên vụ việc cạnh tranh đã điều tra vụ việc cạnh tranh;
- Thư ký phiên điều trần;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người khác được ghi trong quyết định mở phiên điều trần.
Trong trường hợp nào thì phiên điều trần trong xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh sẽ bị tạm hoãn?
Theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2023/TT-BCT quy định về tổ chức phiên điều trần như sau:
Tổ chức phiên điều trần
...
4. Trong trường hợp phải hoãn phiên điều trần theo quy định tại Điều 65, Điều 74 Luật Cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
....
Tại Điều 65 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:
Thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều tra viên vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người thân thích với bên bị điều tra hoặc bên khiếu nại;
b) Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh;
c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không khách quan khi làm nhiệm vụ.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tự mình quyết định hoặc theo đề nghị của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
3. Tại phiên điều trần, trường hợp phải thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần, đồng thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần. Thời gian hoãn phiên điều trần là không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên điều trần.
Đồng thời tại Điều 74 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch như sau:
Quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch
1. Việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trong quá trình xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch.
Trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch tại phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần. Việc trưng cầu người giám định khác hoặc cử người phiên dịch khác được thực hiện theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.
Theo đó, phiên điều trần sẽ tạm hoãn nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau:
[1] Thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh:
Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều tra viên vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Là người thân thích với bên bị điều tra hoặc bên khiếu nại;
- Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh;
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không khách quan khi làm nhiệm vụ.
[2] Thay đổi người giám định, người phiên dịch
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?