UNICEF là từ viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam có tham gia tổ chức UNICEF không?
UNICEF là từ viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam có tham gia vào tổ chức UNICEF không?
UNICEF là từ viết tắt của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (tiếng Anh: United Nations Children's Fund). Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc là một tổ chức liên chính phủ thuộc hệ thống Liên hợp quốc, có tôn chỉ mục đích là bảo vệ và phục vụ các nhu cầu về sự sống còn, tồn tại và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới.
Tổ chức UNICEF được thành lập vào ngày 11 tháng 12 năm 1946, với mục đích ban đầu là cung cấp viện trợ khẩn cấp cho trẻ em châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 6 tháng 10 năm 1953, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết 802 (VIII), quyết định đổi tên Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp thành Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc song vẫn giữ tên viết tắt là UNICEF.
Tổ chức UNICEF hiện có trụ sở chính tại New York, Hoa Kỳ và có văn phòng đại diện tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. UNICEF hoạt động trên các lĩnh vực sau:
- Sức khỏe: UNICEF cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản cho trẻ em, bao gồm tiêm chủng, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh,...
- Giáo dục: UNICEF hỗ trợ việc học tập của trẻ em, bao gồm xây dựng trường học, cung cấp sách vở, dụng cụ học tập,...
- Tiếp cận nước sạch và vệ sinh: UNICEF cung cấp nước sạch và vệ sinh cho trẻ em, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Bảo vệ trẻ em: UNICEF bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục,...
Tổ chức UNICEF đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em trên toàn thế giới. UNICEF đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ tiêm chủng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng,...
UNICEF là một tổ chức quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em trên toàn thế giới. UNICEF cần được tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ để có thể tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình.
Việt Nam là thành viên của UNICEF. Việt Nam gia nhập UNICEF vào ngày 20 tháng 12 năm 1975, ngay sau khi thống nhất đất nước.
Từ đó đến nay, UNICEF đã triển khai các chương trình hỗ trợ trẻ em trên toàn quốc. Kể từ những ngày đầu tiên UNICEF hiện diện tại Việt Nam, chương trình hợp tác của UNICEF đã bắt đầu bằng việc tập trung vào cứu trợ khẩn cấp sau chiến tranh, giúp xây dựng lại đất nước.
Sau này chương trình chuyển hướng sang đáp ứng các nhu cầu y tế và giáo dục cơ bản, và hiện nay là tập trung vào cải thiện các dịch vụ xã hội, đồng thời vẫn hỗ trợ xây dựng chính sách và khung pháp lý hiệu quả nhằm đảm bảo tất cả 26 triệu trẻ em Việt Nam đều được phát triển hết tiềm năng của mình.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
UNICEF là từ viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam có tham gia vào tổ chức UNICEF không? (Hình từ Internet)
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là gì?
Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 130/2020/QH14 định nghĩa về lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng của các nước thành viên Liên hợp quốc được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc nhằm mục đích duy trì, gìn giữ hòa bình, an ninh ở quốc gia và khu vực xảy ra xung đột trên thế giới, được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đặt dưới sự quản lý của Liên hợp quốc.
...
3. Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (sau đây gọi là lực lượng Việt Nam) bao gồm cá nhân, đơn vị và vũ khí, trang bị, phương tiện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
...
Như vậy, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng của các nước thành viên Liên hợp quốc được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc nhằm mục đích duy trì, gìn giữ hòa bình, an ninh ở quốc gia và khu vực xảy ra xung đột trên thế giới, được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đặt dưới sự quản lý của Liên hợp quốc.
Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc bao gồm cá nhân, đơn vị và vũ khí, trang bị, phương tiện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc gồm các lĩnh vực nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 130/2020/QH14 quy định lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, bao gồm:
- Tham mưu;
- Hậu cần;
- Kỹ thuật;
- Thông tin, liên lạc;
- Công binh;
- Quân y;
- Cảnh sát;
- Kiểm soát quân sự;
- Quan sát viên quân sự;
- Quan sát viên và giám sát bầu cử;
- Các lĩnh vực khác do Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030?
- 02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 pdf tải về? Nghị quyết 18-NQ/TW đã đề ra các mục tiêu gì?
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?