Quân nhân vi phạm kỷ luật không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại không?
Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa đối với quân nhân trong quân đội là bao lâu?
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 143/2023/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 15/02/2024) quy định thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
2. Thời hạn xử lý kỷ luật
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày. Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 150 ngày.
3. Không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với:
a) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
b) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có). Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định;
c) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
4. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong thời hạn quy định. Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
Như vậy, thời hạn xử lý kỷ luật đối với quân nhân trong quân đội tối đa không quá 90 ngày.
Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 150 ngày.
Quân nhân vi phạm kỷ luật không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại không? (Hình từ Internet)
Quân nhân vi phạm kỷ luật không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 143/2023/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 15/02/2024) quy định về khiếu nại quyết định kỷ luật như sau:
Khiếu nại quyết định kỷ luật
1. Trường hợp người vi phạm kỷ luật không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng
Khi chưa có quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền, người vi phạm kỷ luật vẫn phải chấp hành nghiêm quyết định hiện hành.
2. Các cơ quan, đơn vị khi nhận được khiếu nại của người vi phạm kỷ luật phải có trách nhiệm xem xét trả lời theo đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
Như vậy, trường hợp quân nhân vi phạm kỷ luật không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng
Khi chưa có quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền, quân nhân vi phạm kỷ luật vẫn phải chấp hành nghiêm quyết định hiện hành.
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong xử lý kỷ luật đối với quân nhân trong quân đội được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 143/2023/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 15/02/2024) quy định tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng như sau:
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
1. Tình tiết giảm nhẹ
a) Người vi phạm kỷ luật đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm kỷ luật đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật;
c) Vi phạm kỷ luật do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; vi phạm trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
d) Có nhiều thành tích trong học tập, công tác, lao động, sản xuất, chiến đấu.
2. Tình tiết tăng nặng
a) Vi phạm kỷ luật nhiều làn hoặc tái phạm;
b) Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất hoặc tinh thần thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm kỷ luật;
d) Tiếp tục vi phạm kỷ luật mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đó;
đ) Sau khi vi phạm kỷ luật đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm kỷ luật.
3. Tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm kỷ luật thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Theo đó, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng đối với quân nhân trong quân đội như sau:
[1] Tình tiết giảm nhẹ
- Người vi phạm kỷ luật đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
- Người vi phạm kỷ luật đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật;
- Vi phạm kỷ luật do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; vi phạm trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
- Có nhiều thành tích trong học tập, công tác, lao động, sản xuất, chiến đấu.
[2] Tình tiết tăng nặng
- Vi phạm kỷ luật nhiều làn hoặc tái phạm;
- Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất hoặc tinh thần thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm kỷ luật;
- Tiếp tục vi phạm kỷ luật mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đó;
- Sau khi vi phạm kỷ luật đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm kỷ luật.
Lưu ý: Tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 143/2023/TT-BQP là hành vi vi phạm kỷ luật thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quân nhân chuyên nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biếu quà tết cho khách hàng có phải xuất hóa đơn không? Giá xuất hóa đơn hàng biếu tặng được xác định như thế nào?
- Tổng hợp Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024-2025 tải về nhiều nhất?
- Thi tốt nghiệp THPT 2025: Giảm 1 buổi thi, giảm 2 môn thi?
- Mẫu thông báo thưởng tết Nguyên đán dành cho doanh nghiệp mới nhất 2025?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường bãi bỏ 5 Thông tư về cấp Sổ đỏ từ ngày 01/01/2025?