Khi nào công an được xin ra khỏi ngành? Ai là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân?
Khi nào công an được xin ra khỏi ngành?
Theo điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định hình thức, điều kiện thôi phục vụ của công nhân công an như sau:
Hình thức, điều kiện thôi phục vụ của công nhân công an
...
2. Công nhân công an chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
3. Công nhân công an thôi việc khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chưa hết hạn tuổi phục vụ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này mà có nguyện vọng thôi phục vụ trong Công an nhân dân và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
...
Theo đó, Công an nhân dân chưa hết hạn tuổi phục vụ mà có nguyện vọng thôi phục vụ thì có thể xin ra khỏi ngành công an nhưng phải được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Đồng thời, tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định những trường hợp không giải quyết thôi phục vụ trong công an nhân dân theo nguyện vọng bao gồm:
Thủ tục giải quyết thôi việc
1. Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
...
c) Các lý do không giải quyết thôi việc:
Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
...
Như vậy, để xin ra khỏi ngành công an cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Công an có nguyện vọng rời khỏi ngành chưa hết hạn tuổi phục vụ trong công an nhân dân;
- Không thuộc các trường hợp không giải quyết thôi phục vụ trong công an nhân dân được liệt kê tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP
- Được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Khi nào công an được xin ra khỏi ngành? Ai là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân? (Hình từ Internet)
Công an nhân dân gồm những bộ phận nào?
Căn cứ Điều 17 Luật Công an nhân dân 2018 quy định hệ thống tổ chức của Công an nhân dân:
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
3. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
Như vậy, công an nhân dân gồm những bộ phận sau:
- Bộ Công an;
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
- Công an xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân được quy định tại Điều 4 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ai là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân?
Chỉ huy trong Công an nhân dân được quy định tại Điều 19 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
Chỉ huy trong Công an nhân dân
1. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
2. Chỉ huy công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị công an được giao phụ trách. Chỉ huy công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có chức vụ hoặc cấp bậc hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ hoặc cấp bậc hàm thấp hơn.
Trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ cao hơn nhưng cấp bậc hàm ngang hoặc thấp hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có cấp bậc hàm ngang hoặc cao hơn nhưng chức vụ thấp hơn.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
Chỉ huy công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị công an được giao phụ trách. Chỉ huy công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng có được tăng mức trợ cấp hằng tháng theo Thông tư 53 không?
- Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí trực tiếp cho người bệnh có BHYT bao gồm những gì?
- Hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại tỉnh Ninh Bình hiện nay?
- Ngày 8 tháng 11 là ngày gì? Ngày 8 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- 11 trường hợp người tập sự chấm dứt việc tập sự hành nghề luật sư?