Định mức nhân sự của Trạm Y tế xã tối đa là bao nhiêu người?

Định mức nhân sự của Trạm Y tế xã tối đa là bao nhiêu người? Trạm y tế xã có được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội không?

Định mức nhân sự của Trạm Y tế xã tối đa là bao nhiêu người?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2015/TT-BYT quy định tổ chức và nhân lực như sau:

Tổ chức và nhân lực
1. Tổ chức:
a) Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm;
b) Viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng trạm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của Trạm y tế theo quy định tại Điều 2, Thông tư này;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm và luân chuyển, điều động viên chức làm việc tại Trạm Y tế do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện quyết định theo thẩm quyền và phân cấp quản lý ở địa phương.
2. Nhân lực: Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có Trạm Y tế.

Theo đó, tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2023/TT-BYT quy định như sau:

Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương
...
2. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Trạm Y tế xã).
a) Vị trí việc làm của Trạm Y tế xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Định mức số lượng người làm việc của Trạm Y tế xã là 05 người làm việc/Trạm Y tế xã.
...

Theo đó, định mức nhân sự của Trạm Y tế xã tối đa là 05 người làm việc/Trạm Y tế xã. Tuy nhiên, trong đó phải có 1 Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm.

Định mức nhân sự của Trạm Y tế xã tối đa là bao nhiêu người?

Định mức nhân sự của Trạm Y tế xã tối đa là bao nhiêu người? (Hình từ Internet)

Trạm y tế xã có được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định về cấp giấy ra viện như sau:

Cấp giấy ra viện
...
3. Trường hợp người bệnh được lưu trú tại Trạm y tế xã đối với các trạm y tế được Sở Y tế quyết định có giường lưu trú theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 4 Thông tư số 39/2018/TT- BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp thì được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này trong đó ghi rõ số ngày được lưu trú tại Trạm y tế xã và số ngày nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội nhưng không quá 30 ngày.

Theo đó, trong trường hợp người bệnh lưu trú tại trạm y tế xã đủ điều kiện lưu trú theo quy định của pháp luật thì được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Nhiệm vụ của Trạm y tế xã về thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 2 Thông tư 33/2015/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của trạm Y tế xã, phường, thị trấn như sau:

[1] Về y tế dự phòng:

- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh;

- Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;

- Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật;

- Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

[2] Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh:

- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;

- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;

- Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;

- Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự

[3] Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:

- Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường;

- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.

[4] Về cung ứng thuốc thiết yếu:

- Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định;

- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;

- Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

[5] Về quản lý sức khỏe cộng đồng:

- Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính;

- Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.

[6] Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:

- Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống;

- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Trân trọng!

Trạm y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trạm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 30/2024/TT-BYT danh mục gói dịch vụ y tế cơ bản của Trạm Y tế cấp xã?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của tủ thuốc trạm y tế xã cần đảm bảo yêu cầu điều kiện chuyên môn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thứ 7 trạm y tế có làm việc hay không? Vị trí việc làm tại trạm y tế gồm những vị trí công việc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức nhân sự của Trạm Y tế xã tối đa là bao nhiêu người?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hoạt động trạm y tế nội dung có phải thể hiện thông tin người đứng đầu cơ sở không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế tại Trạm Y tế năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhân viên trạm y tế xã trực 24/24 được nhận phụ cấp thường trực là bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trạm y tế
Nguyễn Thị Hiền
1,251 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào