Phương pháp giữ giống Leptospira được sử dụng trong sản xuất và kiểm nghiệm vắc xin theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8407:2010 như thế nào?

Phương pháp giữ giống Leptospira được sử dụng trong sản xuất và kiểm nghiệm vắc xin như thế nào?

Phương pháp giữ giống Leptospira được sử dụng trong sản xuất và kiểm nghiệm vắc xin theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8407:2010 như thế nào?

Căn cứ mục 3 TCVN 8407:2010 quy định về phương pháp giữ giống Leptospira được sử dụng trong sản xuất và kiểm nghiệm vắc xin như sau:

[1] Giữ giống ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng -80 °C

- Giống giữ ở -80 °C được lấy ra khỏi tủ đông sâu và làm rã đông nhanh ở 37 °C, cấy chuyển sang môi trường EMJH mới chuẩn bị. Giống được phục hồi sau khoảng từ 10 ngày đến 15 ngày.

- Giống sau khi phục hồi được tăng cường qua động vật mẫn cảm: Hai chuột lang non (khối lượng từ 120 g/con đến 130 g/con) hoặc hai thỏ non (khối lượng từ 200 g/con đến 250 g/con) được tiêm canh khuẩn vào xoang bụng với liều từ 3 ml/con đến 4 ml/con. Sau 7 h đến 24 h lấy máu cấy vào môi trường EMJH, nuôi cấy ở nhiệt độ từ 28 °C đến 30 °C khoảng từ 7 ngày đến 15 ngày.

- Sau khi tăng cường qua động vật mẫn cảm, giống phải đạt các yêu cầu.

- Sau khi kiểm tra đạt các yêu cầu trong Điều 2, giống được cấy chuyển sang môi trường EMJH. Bổ sung 2,5 % dimethylsulfoxide (DMSO), chia vào các ống nghiệm và bảo quản nhiệt độ thấp hơn hoặc bằng -80 °C. Cứ 1 năm tăng cường giống 1 lần.

[2] Giữ giống ở nhiệt độ phòng (28 °C đến 30 °C)

- Giống phải được cấy chuyển 7 ngày một lần sang môi trường chuyên dụng, tỷ lệ giống cấy chuyển là 1 % đến 2 %, nuôi cấy ở nhiệt độ từ 28 °C đến 30 °C. Sau khoảng từ 3 tháng đến 5 tháng giống được tăng cường qua động vật mẫn cảm như 3.1.

- Giống giữ tươi sau khi tăng cường qua động vật phải đạt yêu cầu.

Phương pháp giữ giống Leptospira được sử dụng trong sản xuất và kiểm nghiệm vắc xin theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8407:2010?

Phương pháp giữ giống Leptospira được sử dụng trong sản xuất và kiểm nghiệm vắc xin theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8407:2010 như thế nào? (Hình từ Internet)

Đặc điểm nhận dạng giống Leptospira được sử dụng trong sản xuất và kiểm nghiệm vắc xin như thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 2.1 Mục 2 TCVN 8407:2010 quy định nhận dạng giống Leptospira được sử dụng trong sản xuất và kiểm nghiệm vắc xin như sau:

- Quan sát dưới kính hiển vi nền đen, vi khuẩn có hình xoắn lò xo khoảng 20 vòng xoắn đều nhau, hai đầu hơi uốn cong, kích thước chiều rộng với chiếu dài tương ứng 0,06 mm X (3 đến 30) mm.

- Kháng thể trong máu của động vật mẫn cảm được tiêm canh khuẩn vô hoạt sẽ ngưng kết đặc hiệu với chủng vi khuẩn dùng làm kháng nguyên.

- Vi khuẩn mọc tốt trong các môi trường chuyên dụng, đặc biệt là trong môi trường EMJH (The Johnson and Harris modification of the Ellinghausen and Mc Cullough medium) có pH từ 7,2 đến 7,4 được nuôi cấy hiếu khí ở nhiệt độ từ 28 °C đến 30 °C.

- Soi tươi dưới kính hiển vi nền đen bội giác thấp 10-15 X 10-20, vi khuẩn có dạng mảnh, di động theo nhiều kiểu: thẳng tiến, xoay vòng hoặc bật lò xo.

- Quan sát tiêu bản nhuộm bằng phương pháp Morosop dưới kính hiển vi bội giác cao 10-15 X 100 (vật kính dầu) vi khuẩn có hình sợi, hai đầu hơi cong, bắt màu tím đậm, có kích thước (0,1 đến 1) mm X (6 đến 20) mm. Do đặc tính di động cùng với kích thước nhỏ dài nên qua được màng lọc 0,2 mm.

Tính miễn dịch đối với giống Leptospira được sử dụng trong sản xuất và kiểm nghiệm vắc xin được quy định như thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 2.3 Mục 2 TCVN 8407:2010 quy định như sau:

Yêu cầu đối với giống Leptospira
...
2.2. Độc lực
2.2.1. Với chuột lang non
Với chuột lang non (khối lượng từ 120 g/con đến 130 g/con): Tiêm liều 3 ml canh khuẩn nuôi từ 4 ngày đến 7 ngày vào xoang bụng sẽ gây sốt nhẹ (tăng 0,5 °C đến 1 °C), có thể có hoàng đản ở niêm mạc mắt, hoặc chết.
2.2.2. Với thỏ non
Với thỏ non (khối lượng từ 200 g/con đến 250 g/con): Tiêm liều 3 ml canh trùng nuôi từ 4 ngày đến 7 ngày vào xoang bụng chỉ gây sốt nhẹ (tăng 0,5 °C đến 1 °C), không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt.
2.3. Tính miễn dịch
Thỏ được tiêm dưới da 5 ml kháng nguyên (vô hoạt ở 56 °C trong 60 min) 2 lần cách nhau 7 ngày sẽ sản sinh ra kháng thể ngưng kết với kháng nguyên tương ứng ở hiệu giá thấp nhất là 1/100.
Thỏ được gây miễn dịch theo Phụ lục A phải tạo được kháng thể có hiệu giá ngưng kết với kháng nguyên cùng chủng không dưới 1/10.000, không có phản ứng chéo giữa các chủng ở độ pha loãng huyết thanh 1/6400.
Kháng huyết thanh này được dùng để kiểm tra giống và xác định mẫu dương tính trong phản ứng trung hoà.

Theo đó, tính miễn dịch đối với giống Leptospira được sử dụng trong sản xuất và kiểm nghiệm vắc xin như sau:

- Thỏ được tiêm dưới da 5 ml kháng nguyên (vô hoạt ở 56 °C trong 60 min) 2 lần cách nhau 7 ngày sẽ sản sinh ra kháng thể ngưng kết với kháng nguyên tương ứng ở hiệu giá thấp nhất là 1/100.

- Thỏ được gây miễn dịch theo Phụ lục A phải tạo được kháng thể có hiệu giá ngưng kết với kháng nguyên cùng chủng không dưới 1/10.000, không có phản ứng chéo giữa các chủng ở độ pha loãng huyết thanh 1/6400.

- Kháng huyết thanh này được dùng để kiểm tra giống và xác định mẫu dương tính trong phản ứng trung hoà.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về các loại phép thử trong lựa chọn người thử nghiệm nhân trắc sản phẩm công nghiệp theo TCVN 7633:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường ô tô lâm nghiệp được chia làm mấy cấp theo TCVN7025:2002?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp sắc ký lỏng để xác định hàm lượng vitamin D3 trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh theo TCVN 11675 : 2016?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô phải có trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Sức chứa tối thiểu và tối đa của nhà văn hóa thể thao là bao nhiêu người theo TCVN 9365:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được thiết kế quy hoạch gồm mấy loại theo TCVN 9257:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro an toàn thông tin được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10295 : 2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý các công trình thể thao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4603:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Khuôn khổ theo dõi và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10004:2015?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Thị Hiền
366 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào