Người lao động làm việc tại công trường có yêu cầu phải có giấy chứng nhận sức khỏe trong vòng 6 tháng không?
Người lao động làm việc tại công trường có yêu cầu phải có giấy chứng nhận sức khỏe trong vòng 6 tháng không?
Căn cứ Tiểu mục 1.8 Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5308:1991 quy định như sau:
Quy định chung
...
1.8. Công nhân làm việc trên công trường phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
a. Đủ tuổi theo quy định của nhà nước đối với từng loại nghề.
b. Có giấy chứng nhận bảo đảm sức khoẻ, theo yêu cầu nghề đó do cơ quan y tế cấp. Định kì hàng năm phải được kiểm tra sức khoẻ ít nhất một lần: Trường hợp phải làm việc trên cao, dưới nước, trong hầm kín, hoặc nơi nóng, bụi, độc hại phải có chế độ kiểm tra sức khoẻ riêng do cơ qan y tế quy định. Không được bố trí phụ nữ có thai, có con nhỏ dưới 9 tháng, người có các bệnh (đau tim, tai điếc mắt kém...) hoặc trẻ em dưới 18 tuổi làm các việc nói trên.
c. Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động phù hợp với từng ngành nghề do giám đốc đơn vị xác nhận.
d. Đã được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc theo chế độ quy định.
...
Theo quy định trên, người lao động làm việc tại công trường phải có giấy chứng nhận sức khỏe trong vòng 6 tháng.
Giấy chứng nhận sức khỏe là giấy tờ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp cho người lao động, xác nhận tình trạng sức khỏe của người lao động có đủ điều kiện làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Người lao động làm việc tại công trường có yêu cầu phải có giấy chứng nhận sức khỏe trong vòng 6 tháng không? (Hình từ Internet)
Hằng năm người lao động được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe mấy lần?
Căn cứ Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
...
Như vậy, người lao động được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần.
Ngoài ra, người lao động thuộc các trường hợp sau thì phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp một năm hai lần:
- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Người lao động là người khuyết tật;
- Người lao động là người chưa thành niên;
- Người lao động là người cao tuổi.
Người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi người lao động bị vi phạm, tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Mức xử phạt trên áp dụng tối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?