Xây dựng công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có cần lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
Công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định về công trình phụ trợ như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Công trình tín ngưỡng là công trình xây dựng để làm cơ sở tín ngưỡng.
2. Công trình tôn giáo là công trình xây dựng để làm cơ sở tôn giáo, tượng đài, bia và tháp tôn giáo.
3. Công trình phụ trợ là công trình không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo gồm nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các công trình tương tự khác.
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 95/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 30/03/2024, thay thế cho Nghị định 162/2017/NĐ-CP) quy định về công trình phụ trợ như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Công trình phụ trợ là công trình xây dựng không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo gồm nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào và các công trình tương tự khác trong khuôn viên cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
Theo đó, công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là các công trình không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo gồm nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các công trình tương tự khác
Xây dựng công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có cần lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không? (Hình từ Internet)
Xây dựng công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có cần lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo như sau:
Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo
....
2. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng.
...
Theo đó, đối với việc xây dựng công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng tôn giáo sẽ được thực hiện theo quy định như đối với công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng.
Theo Điều 52 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về lập dự án đầu tư xây dựng như sau:
Lập dự án đầu tư xây dựng
1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.
4. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Theo đó, đối với các công trình xây dựng thì chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ không cần lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là:
[1] Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
[2] Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.
[3] Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
Như vậy, khi xây dựng công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo sẽ thực hiện giống như xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân. Tức là khi xây dựng công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo sẽ không cần lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 4 Điều 95 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm b khoản 34 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
...
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Văn bản có ý kiến về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
....
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với cơ sở tôn giáo gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tải về;
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
- Bản vẽ thiết kế xây dựng;
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
- Văn bản có ý kiến về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?