Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí như thế nào?
Đối tượng nào phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản?
Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về người nộp phí như sau:
Người nộp phí
Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.
3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.
Như vậy, người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.
- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.
Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí như thế nào? (Hình từ Internet)
Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về phương pháp tính phí như sau:
Theo quy định thì phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:
F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K.
Trong đó:
F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ (tháng).
Q1 là khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (m3).
Khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (Q1) được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 4 Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP.
f1 là mức thu phí đối với số lượng đất đá bóc, đất đá thải: 200 đồng/m3.
Q2 là tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (tấn hoặc m3).
Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2) được xác định theo quy định tại Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP.
f2 là mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3).
K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:
Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông, suối, lòng hồ thủy điện, thủy lợi, cửa biển): K = 1,1.
Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
Việc kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 8 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí như sau:
Kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí
1. Kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (không kể dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Như vậy, việc kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định như sau:
- Kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (không kể dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
- Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTH/15012025/ktcn.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTH/14012025/oto.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/02012025/san-pham-nvmt.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/DTT/03012025/vung-phat-thai.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/DTT/28122024/bao-ve-moi-truong.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/091224/anh-ban-kiem-phieu.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/091224/anh-bao-cao-dinh-ky.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/DTT/13122024/tham-dinh-sp.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/DTT/13122024/bien-ban-nghiem-thu-bvmt.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/HMH/Thang_12/13122024/tac-dong-moi-truong.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình 2025?
- Đáp án Tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu văn hóa Quảng Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam trên Internet 2025?
- TOEIC bao nhiêu thì được miễn thi ngoại ngữ xét tốt nghiệp THPT 2025?
- CBCCVC nghỉ hưu trước tuổi 2 đến 5 năm, hưởng chính sách như thế nào?
- Tải về 12 mẫu tờ khai theo Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về đăng ký thuế 2025?