Cách lấy mẫu trầm tích biển để phân tích phục vụ cho mục đích quan trắc và đánh giá môi trường theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-19:2015?
- Cách lấy mẫu trầm tích biển để phân tích phụ vụ cho mục đích quan trắc và đánh giá môi trường theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-19:2015?
- Cách xác định vị trí lấy mẫu trầm tích biển để phân tích phục vụ cho mục đích quan trắc và đánh giá môi trường như thế nào?
- Quy định về bao gói và bảo quản các mẫu trầm tích biển như thế nào?
Cách lấy mẫu trầm tích biển để phân tích phụ vụ cho mục đích quan trắc và đánh giá môi trường theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-19:2015?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-19:2015 về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 19: Hướng dẫn lấy mẫu trầm tích biển được ban hành kèm theo Quyết định 247/QĐ-BKHCN năm 2015.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-19:2015 cung cấp hướng dẫn về lấy mẫu trầm tích tại các vùng biển để phân tích các đặc tính vật lý và hóa học phục vụ mục đích quan trắc và đánh giá môi trường, bao gồm:
- Chiến lược lấy mẫu;
- Dụng cụ lấy mẫu;
- Các giám sát đã thực hiện và các thông tin thu nhận được trong quá trình lấy mẫu;
- Xử lý các mẫu trầm tích;
- Bao gói và bảo quản các mẫu trầm tích.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-19:2015 không cung cấp các hướng dẫn về xử lý dữ liệu và các phép phân tích có sẵn từ các nguồn viện dẫn khác
Các thuật ngữ được nêu trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-19:2015 gồm:
[1] Khảo sát âm học (acoustic survey)
Lập bản đồ địa hình đáy và phân tầng trầm tích bằng cách sử dụng sóng âm.
[2] Khảo sát cơ sở (baseline survey)
Khảo sát nhằm phân loại và mô tả các điều kiện của khu vực khảo sát, cung cấp cơ sở để quan trắc sau này và/hoặc các khảo sát tiếp theo.
[3] Chất gây nhiễm bẩn (contaminant)
Hợp chất hoặc nguyên tố có nồng độ trên nồng độ nền, được coi là nguy hại cho môi trường.
[4] Nguồn nước tiếp nhận (receiving water body)
Nguồn nhận (recipient)
Thủy vực tiếp nhận (recipient water body)
Vùng nước nhận vật chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
Lưu ý: Thuật ngữ này thường xuất hiện trong hoàn cảnh nước thải đô thị, nước thải công nghiệp đã xử lý bị nhiễm bẩn.
[5] Điểm đối chứng (reference point)
Điểm lấy mẫu được lựa chọn đại diện cho các điều kiện môi trường tự nhiên trong khu vực đã định.
[6] Các mẫu lặp (replicate samples)
Các loạt các mẫu được lấy đồng thời tại cùng một điểm theo cùng một cách thức.
[7] Các mẫu phụ (sub-samples)
Một phần đại diện được lấy ra từ một mẫu.
Cách lấy mẫu trầm tích biển để phân tích phục vụ cho mục đích quan trắc và đánh giá môi trường theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-19:2015? (Hình từ Internet)
Cách xác định vị trí lấy mẫu trầm tích biển để phân tích phục vụ cho mục đích quan trắc và đánh giá môi trường như thế nào?
Theo Tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-19:2015 quy định về xác định vị trí các điểm lấy mẫu như sau:
Vị trí các điểm lấy mẫu phải được xác định rõ ràng, sao cho các thao tác viên khác có thể tiến hành lại được. Các vị trí được xác định bằng cách sử dụng bản đồ địa lý tọa độ với việc tham khảo hệ thống trắc địa tại chỗ đang sử dụng. Các vị trí được xác định theo những hướng dẫn thích hợp.
Hệ thống vi phân định vị toàn cầu (DGPS) có bộ phận quan trắc có thể sử dụng tại các vùng biển mở rộng. Tại các khu vực vịnh và bờ biển, tối thiểu phải có thiết bị rada. Ngoài việc sử dụng bản đồ địa lý tọa độ, các điểm lấy mẫu có thể được xác định bằng cách sử dụng các mốc ranh giới về hướng và khoảng cách hoặc từ các điểm đối chứng cố định. Độ sâu nước phải được ghi lại thành biểu đồ dữ kiện để giải thích về các thay đổi thủy triều.
Các yêu cầu về độ chính xác và độ chụm của các vị trí phải được nêu trong phần mục đích và ý nghĩa của cuộc khảo sát. Độ ổn định về vị trí của tàu thuyền khảo sát phải được đảm bảo bằng thiết bị định vị động lực (DP-dynamic positioning).
Khi xem xét lại các điểm lấy mẫu mà thấy chúng được xác định chưa tốt, thì sử dụng các số liệu về độ sâu của nước và loại trầm tích làm các tiêu chí chính để định vị lại các điểm lấy mẫu.
Độ chính xác và độ chụm để cố định vị trí phải được ghi lại để cung cấp các chỉ báo về độ chính xác mà điểm đối chứng đã được chọn. Khi xác định vị trí của các điểm lấy mẫu, đặc biệt khi sử dụng các tàu thuyền lớn hơn, khoảng cách và hướng của vị trí lấy mẫu từ máy thu của hệ thống vi phân định vị toàn cầu (DPGS) phải được ghi lại một cách chính xác.
Quy định về bao gói và bảo quản các mẫu trầm tích biển như thế nào?
Theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-19:2015 quy định về bao gói và bảo quản các mẫu trầm tích biển như sau:
Việc lựa chọn cách thức bao gói phải phù hợp với các phép phân tích sẽ thực hiện, cần được tư vấn từ phòng thử nghiệm tiến hành phân tích để đảm bảo xử lý và bảo quản mẫu đúng cách, cần sử dụng loại bao gói giống nhau đối với tất cả các mẫu sẽ được phân tích cho cùng một chất cần được xác định.
Các mẫu trầm tích được dùng phân tích các chất nhiễm bẩn hữu cơ phải được bao gói trong các vật chứa bằng thủy tinh được chuẩn bị đặc biệt. Quá trình chuẩn bị này bao gồm làm sạch bằng các dung môi hữu cơ hoặc nhiệt độ cao (tùy thuộc vào các thành phần cần xác định) và súc rửa bằng nước cất khử ion.
Các mẫu dùng để phân tích tổng các bon hữu cơ hoặc tổng kim loại nặng phải được bao gói trong các chai bằng nhựa hoặc bằng các đĩa Petri. Nếu vật chứa mẫu là vật được sử dụng lại, phải làm sạch chúng trước bằng nước xà phòng. Cách khác, các mẫu phải được bao gói bằng các túi nhựa bền.
Tất cả các vật bao gói đều phải kín nước để ngăn ngừa sự bay hơi của các hợp chất không bền và ngăn ngừa sự rò rỉ khí và/hoặc nước. Phải ghi rõ các thông tin sau đây trên vật chứa và nắp đậy, nếu sử dụng:
- Mã nhận dạng trạm lấy mẫu;
- Ngày, giờ, bản đồ trắc địa và khoảng phân đoạn, tức là, độ sâu trầm tích từ đó các đoạn mẫu trầm tích được lấy.
Thông tin của vật chứa mẫu không được ghi trước vì sẽ làm tăng khả năng nhận dạng mẫu sai.
Bảo quản các mẫu trầm tích theo TCVN 6663-3 (ISO 5667-3). Nói chung nên làm đông lạnh các mẫu trầm tích ngay sau khi lấy mẫu (-20 °C). Một số phép phân tích được thực hiện trên vật liệu đông lạnh-khô. Không nên để mẫu trong phòng tủ đông lạnh, bảo quản trong một phòng lạnh tối là vừa đủ cho hầu hết các yêu cầu để giữ cho hoạt động vi sinh trong trầm tích ở mức tối thiểu.
Trân trọng!










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 24 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tiền làm thêm giờ vào ngày 24 tháng 2 2025 âm lịch là bao nhiêu?
- Sân bay Gia Bình rộng bao nhiêu hectare? Sân bay Gia Bình ở tỉnh nào?
- Ngày 22 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 22 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Không đổi giấy phép lái xe A1 có bị phạt không?
- Có bắt buộc đổi bằng lái xe máy theo quy định mới tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 không?