Quy trình bảo quản mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật theo QCVN 01-175:2014/BNNPTNT như thế nào?

Cho tôi hỏi: Quy trình bảo quản mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật theo QCVN 01-175:2014/BNNPTNT như thế nào?- Câu hỏi của anh Toản (Đồng Nai).

Thời gian lưu giữ mẫu thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật là bao nhiêu ngày?

Tại tiết 2.2.1 Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-175:2014/BNNPTNT có quy định thời gian lưu giữ mẫu thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật như sau:

Đối với củ, quả tươi: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 15 ngày.

Đối với rau tươi: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 7 ngày.

Đối với hàng hóa là cây, cành, mắt ghép: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 15 ngày.

Đối với hoa tươi: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 7 ngày.

Hàng hóa là các loại hạt: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.

Các sản phẩm thực vật đã qua chế biến: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.

Các sản phẩm thực vật khác chưa qua chế biến: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.

Quy trình bảo quản mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật theo QCVN 01-175:2014/BNNPTNT như thế nào?

Quy trình bảo quản mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật theo QCVN 01-175:2014/BNNPTNT như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình bảo quản mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật theo QCVN 01-175:2014/BNNPTNT như thế nào?

Tại tiết 2.2.2 Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-175:2014/BNNPTNT có quy định quy trình bảo quản mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật như sau:

(1) Hàng hóa là rau, củ, quả tươi

Mẫu được bảo quản trong các túi ni-lông có lỗ thông khí (dùng kim côn trùng số 2 châm vào 1/3 phía trên của túi ni-lông khoảng 5 lỗ/cm2) và phải bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ bảo quản rau quả chuyên dùng. Mỗi túi phải đính kèm nhãn ký hiệu của mẫu.

(2) Hàng hóa là cây, cành, mắt ghép, hoa tươi

- Đối với mẫu không có giá thể (cành mắt ghép, chồi, hom, hoa tươi), mẫu được giữ ẩm bằng bông hoặc giấy thấm nước, sau đó đặt trong các túi ni-lông có lỗ thông khí (dùng kim côn trùng số 2 châm vào 1/3 phía trên của túi ni-lông khoảng 5 lỗ/cm2) và để ở điều kiện nhiệt độ phòng. Mỗi túi phải đính kèm nhãn ký hiệu của mẫu.

- Đối với mẫu là cây có kèm các giá thể thì cho toàn bộ cây và giá thể vào trong túi ni-lông có lỗ thông khí và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ và ánh sáng trong phòng. Mỗi túi phải đính nhãn ghi ký hiệu mẫu.

(3) Hàng hóa là các loại hạt

Mẫu được đặt trong các hộp nhựa có nắp lưới (1cm2 có từ 630-700 mắt lưới). Thành phía trong của hộp nhựa (1/3 khoảng cách tính từ trên nắp xuống) được bôi/phủ một lớp hóa chất ngăn côn trùng bò lên nắp (Fluon hoặc bột đá). Các lọ có dán nhãn ký hiệu mẫu và đặt trong các tủ đựng mẫu lưu (phụ lục 1).

(4) Các sản phẩm thực vật đã qua chế biến

Quy trình bảo quản tương tự hàng hóa là các loại hạt

(5) Các sản phẩm thực vật khác chưa qua chế biến

Quy trình bảo quản tương tự hàng hóa là các loại hạt

(6) Nội dung nhãn của mẫu lưu và trang thiết bị, dụng cụ của phòng lưu mẫu:

A.1. Nhãn dùng cho mẫu lưu và mẫu gửi

A.1.1. Nhãn dùng cho mẫu thực vật và sản phẩm thực vật

1. Tên thực vật/ sản phẩm thực vật

2. Ký hiệu mẫu

3. Ngày lấy mẫu

4. Ngày lưu mẫu

5. Người lấy mẫu

A.1.2. Nhãn dùng cho mẫu là sinh vật gây hại

1. Tên ký chủ/ hàng hóa

2. Ký hiệu mẫu

3. Ngày lấy mẫu

4. Ngày lưu mẫu

5. Người lấy mẫu

A.2. Thiết bị phòng lưu mẫu

1. Tủ đựng mẫu lưu: Tủ làm bằng khung nhôm hoặc sắt, cửa kính, hai vách bên là lưới để ngăn côn trùng.

2. Quạt thông gió

3. Bàn kiểm tra mẫu:

- Sàng với kích thước mắt sàng từ 0,025 - 3,35 mm.

- Lồng để bắt côn trùng (hình 1).

- Hệ thống đèn bàn.

- Khay men, bút lông, panh côn trùng, lọ độc, lúp cầm tay, cồn...

Quy trình bảo quản mẫu là sinh vật gây hại trong kiểm dịch thực vật theo QCVN 01-175:2014/BNNPTNT tiến hành như thế nào?

Tại tiết 2.3.3 Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-175:2014/BNNPTNT có quy định quy trình bảo quản mẫu là sinh vật gây hại trong kiểm dịch thực vật như sau:

(1) Côn trùng và nhện

- Hàng hóa có chứa côn trùng và nhện hại, quy trình bảo quản tương tự mục 2.2.2.

- Côn trùng và nhện:

Các cá thể côn trùng trưởng thành được làm chết trong lọ độc (KCN), tiếp theo sấy ở 45 - 50oC trong 3-4 ngày. Sau đó cho vào lọ nút mài kín và để ở nhiệt độ phòng. Các lọ đều được dán nhãn đầy đủ.

Các cá thể sâu non, rệp, bọ trĩ và nhện được cho vào các lọ nút mài kín có chứa dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch ngâm sâu non (Chloroform - formalin 10%). Các lọ đều được dán nhãn đầy đủ.

Các tiêu bản lam phải có nhãn ký hiệu mẫu, để trong hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam và được bảo quản ở nhiệt độ phòng.

(2) Các vi sinh vật gây hại như nấm, vi khuẩn, virus, viroids và phytoplasma

- Các bộ phận tươi có triệu chứng bệnh (cành, lá, thân, rễ, củ...), mẫu được để trong các túi ni-lông có lỗ thông khí có đính nhãn và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 3 - 5oC.

- Các sản phẩm khô có triệu chứng bệnh (hạt, quả khô,...), mẫu được để trong các túi ni-lông hoặc hộp nhựa kín có nhãn và bảo quản ở nhiệt độ phòng.

- Mẫu đất được cho vào túi ni-lông, có lỗ thông khí, có đính nhãn và để ở những nơi thoáng mát hoặc ở nhiệt độ phòng.

- Các tiêu bản lam của nấm được dán nhãn, để trong hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam và bảo quản ở nhiệt độ phòng.

(3) Tuyến trùng ký sinh thực vật

- Các bộ phận tươi có triệu chứng nghi là tuyến trùng (cành, lá, thân, rễ, củ...) được để trong các túi ni-lông có lỗ thông khí có đính nhãn vả bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 5oC.

- Các sản phẩm khô có triệu chứng nghi là tuyến trùng (hạt, quả khô,...) được để trong các túi ni-lông hoặc hộp nhựa kín có dán nhãn và bảo quản ở nhiệt độ phòng.

- Mẫu đất được cho vào túi ni-lông, có lỗ thông khí, có đính nhãn và để ở những nơi thoáng mát hoặc ở nhiệt độ phòng.

- Dung dịch có tuyến trùng được tách ra từ bộ phận bị hại để trong các lọ kín có dán nhãn và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5oC -10oC.

Tiêu bản:

Tiêu bản lam phải có nhãn ký hiệu mẫu, để trong hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam và được bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Tuyến trùng được tách ra từ mẫu hàng hóa được xử lý nhiệt bằng nước nóng ở nhiệt độ 60 - 80oC trong 1 - 2 phút, sau đó cho vào lọ có nút kín chứa một trong ba loại dung dịch dưới đây và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng. Các lọ có nhãn đầy đủ.

(4) Cỏ dại

- Hàng hóa có lẫn cỏ dại, phương pháp bảo quản như quy định ở mục 2.2.2.

- Hạt cỏ sàng tách ra từ hàng hóa được phơi khô tự nhiên hoặc sấy ở 50oC cho đến khi độ ẩm đạt 13%, sau đó cho vào các lọ kín, có dán nhãn và bảo quản ở nhiệt độ phòng.

- Cây cỏ tươi: Tiến hành làm tiêu bản ép khô và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng.

(5) Nhóm sinh vật gây hại khác

Các cá thể còn sống của nhóm sinh vật gây hại khác được bảo quản trong các dụng cụ bảo quản mẫu phù hợp với từng loài ở điều kiện nhiệt độ phòng. Các dụng cụ bảo quản mẫu phải có nhãn đầy đủ.

Trân trọng!

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về giám sát kỹ thuật trang bị an toàn tàu biển theo TCVN 6278:2003?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép theo QCVN 51:2017/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải của các công trình dầu khí trên biển theo QCVN 35:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về mùn khoan và dung dịch khoan nền không nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển Việt Nam theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về dung dịch khoan nền nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển theo QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 82 : 2019/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thiết kế thẩm định thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 96:2016/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 56:2013/BGTVT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo QCVN 71:2022/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp thử đối với Acid Ascorbic theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-6:2010/BYT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Lương Thị Tâm Như
1,074 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào