Xuất hóa đơn có hợp lệ khi thể hiện thông tin người bán là hộ kinh doanh nhưng tra cứu thông tin thuế thì chỉ thể hiện tên người bán?
Xuất hóa đơn có hợp lệ khi thể hiện thông tin người bán là hộ kinh doanh nhưng tra cứu thông tin thuế thì chỉ thể hiện tên người bán?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung của hóa đơn như sau:
Nội dung của hóa đơn
....
4. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
Trên hóa đơn phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán theo đúng tên, địa chỉ, mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
.....
Theo đó, hóa đơn đã xuất khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ thì tên của hộ kinh doanh phải đúng với tên được ghi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế,...
Trường hợp tra cứu thông tin thuế chỉ thể hiện tên người bán nhưng vẫn đảm bảo tên trên hoá đơn đúng với tên thể hiện trên các giấy tờ theo quy định yêu cầu và đảm bảo đầy đủ các nội dung khác thì hóa đơn vẫn hợp lệ.
Xuất hóa đơn có hợp lệ khi thể hiện thông tin người bán là hộ kinh doanh nhưng tra cứu thông tin thuế thì chỉ thể hiện tên người bán? (Hình từ Internet)
Hóa đơn VAT cấp theo từng lần phát sinh của cơ quan thuế áp dụng với đối tượng nào?
Theo quy định khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hoá đơn VAT cấp theo từng lần phát sinh của cơ quan thuế áp dụng với đối tượng như sau:
[1] Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuộc các trường hợp sau:
- Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
- Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
- Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
[2] Tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
Mặt khác, hoá đơn bán hàng cấp theo từng lần phát sinh của cơ quan thuế áp dụng với đối tượng dưới đây:
- Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng;
- Tổ chức không kinh doanh nhưng có phát sinh giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
- Doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
+ Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Thời điểm xuất hóa đơn VAT đối với bán hàng là khi nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hoá đơn như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
.....
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
....
Như vậy, thời điểm xuất hóa đơn VAT đối với bán hàng được xác định là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần thì phải xuất hóa đơn VAT cho mỗi lần giao tương ứng với khối lượng, giá trị hàng hóa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 13 1 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương? Ngày 13 1 2025 âm lịch là thứ mấy?
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?