Muốn anh em ruột đứng tên chung trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cần làm thủ tục tặng cho không?

Gia đình tôi có 1 mảnh đất trồng cây lâu năm. Cha mẹ tôi để mình tôi đứng trên sổ đỏ và không có bất kỳ thỏa thuận nào khác. Trước khi mất, cha mẹ muốn mảnh đất này làm nơi lưu dấu kỉ niệm cho cả gia đình, giữ lại vườn cây trái sẵn để các cháu nhìn cây còn nhớ ông bà tổ tiên. Nên nay tôi muốn cho 3 người em của tôi cùng đứng tên chung trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chúng tôi cùng có quyền lợi như nhau đối với mảnh đất này thì có được không?

Muốn anh em đứng chung trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cần làm thủ tục tặng cho không?

Đầu tiên, tại khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013 có quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
...

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 cũng có quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
...
2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Như vậy, từ những quy định trên, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Bên cạnh đó, thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận;

Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Do đó, có thể thấy, việc nhiều người cùng đứng tên chung trên một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được pháp luật cho phép.

Như bạn trình bày, thửa đất do một mình bạn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có bất kỳ thỏa thuận nào khác, về mặt pháp luật thì mảnh đất này thuộc quyền sử dụng của một mình bạn.

Tuy nhiên, nếu muốn thực hiện ý nguyện của cha mẹ và muốn cho các em cùng đứng tên chung trên giấy chứng nhận để mọi người có quyền lợi như nhau đối với thửa đất trong cây lâu năm này.

Thì trong trường hợp này, cần liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng để làm thủ tục tặng cho 3 người em một phần quyền sử dụng đất để mỗi người được sử dụng một phần bằng nhau đối với thửa đất này.

Sau đó, mọi người liên hệ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện có thẩm quyền để nộp hồ sơ đề nghị sang tên hoặc có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên trang 4 của giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi theo hướng dẫn tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMTThông tư 23/2014/TT-BTNMT.

Muốn anh em ruột đứng tên chung trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cần làm thủ tục tặng cho không?

Muốn anh em ruột đứng tên chung trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cần làm thủ tục tặng cho không? (Hình từ Internet)

Giấy chứng nhận có phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai không?

Theo khoản 2 và 3 Điều 203 Luật Đất đại 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
...
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
...

Giấy chứng nhận chính là căn cứ đầu tiên để giải quyết tranh chấp đất đai. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân mà không thành thì được giải quyết như sau:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, việc có hoặc không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những căn cứ để có cách thức giải quyết tranh chấp đất đai khác nhau.

Đồng thời, khi giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền sử dụng giấy chứng nhận là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đó.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?

Tại khoản 1 và 2 Điều 105 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
...

Như vậy, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định vào các điều kiện sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận cho:

- Tổ chức, cơ sở tôn giáo;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Ủy ban nhân dân cấp huyện: Cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Trân trọng!

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang giấy chứng nhận mới không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên được tối đa bao nhiêu người?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sai diện tích có bị thu hồi không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuẩn pháp lý từ 01/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ và chồng có chung tài sản là quyền sử dụng đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện các thông tin gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Màu của các chữ và số thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là màu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung tại mục Ghi chú trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện các thông tin gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Được thể hiện ở vị trí nào trên Sổ đỏ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nguyễn Trần Cao Kỵ
3,063 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào