Giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực thì hợp đồng có thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động?
- Giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực thì hợp đồng có thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động?
- Các trường hợp nào giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực?
- Giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được gia hạn hay không?
- Thời hạn của giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực thì hợp đồng có thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động?
Căn cứ quy định Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
.....
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Như vậy, theo quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì trường hợp giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực thì sẽ thuộc các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.
Giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực thì hợp đồng có thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động? (Hình từ Internet)
Các trường hợp nào giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực?
Căn cứ quy định Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực như sau:
Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
8. Giấy phép lao động bị thu hồi.
Như vậy, giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
- Giấy phép lao động hết thời hạn.
- Chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
- Giấy phép lao động bị thu hồi.
Giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được gia hạn hay không?
Căn cứ quy định Điều 19 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn
Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này nhưng chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.
Như vậy, thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định thời hạn của giấy phép lao động nhưng chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.
Thời hạn của giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thời hạn của giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
- Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
- Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
- Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?