Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai ở nước ta bao gồm các cơ quan nào?
Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai ở nước ta bao gồm các cơ quan nào?
Đầu tiên, tại Điều 24 Luật Đất đai 2013 quy định về cơ quan quản lý đất đai cụ thể như sau:
Cơ quan quản lý đất đai
1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, tại Điều 25 Luật Đất đai 2013 quy định về công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn cụ thể:
Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn
1. Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức.
2. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.
Cuối cùng, tại Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về cơ quan quản lý đất đai như sau:
Cơ quan quản lý đất đai
1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:
a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn.
Như vậy, từ những quy định trên, có thấy thấy hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai ở nước ta bao gồm:
Thứ nhất: Bộ tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc bản đồ trong phạm vi cả nước và quản lý các dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất.
Thứ hai: Sở tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng quản lý và đo đạc bản đồ, đồng thời chịu sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của Bộ tài nguyên và môi trường.
Thứ ba: Phòng tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có chức năng quản lý nhà nước về đất đai và lĩnh vực môi trường.
Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.
Thứ tư: Cán bộ địa chính cấp xã là người giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý đất đai.
Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai ở nước ta bao gồm các cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai được quy định như thế nào?
Theo Điều 23 Luật Đất đai 2013 quy định về trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai cụ thể như sau:
[1] Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.
[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.
[3] Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật Đất đai 2013.
Các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai bao gồm những gì?
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP và được bổ sung bởi khoản 5, khoản 6 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai bao gồm:
- Điều tra, đánh giá đất đai; cải tạo đất;
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đăng ký, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Tư vấn xác định giá đất;
- Đấu giá quyền sử dụng đất;
- Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai, thông tin về thị trường quyền sử dụng đất và thông tin khác về đất đai;
- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai theo nhu cầu về thời gian và địa điểm của người yêu cầu cung cấp dịch vụ;
- Các dịch vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ.
Đồng thời, tại Điều 123 Luật Đất đai 2013 quy định về các dịch vụ công điện tử được thực hiện bao gồm:
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
- Thực hiện các giao dịch về đất đai và tài sản gắn liền với đất;
- Cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?