Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam theo Nghị quyết 24?
Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam theo Nghị quyết 24?
Biến đổi khí hậu toàn cầu hay biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan (theo khoản 13 Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015)
Mục tiêu tổng quát của ứng phó biển đổi khí hậu toàn cầu được quy định tại tiết a Tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 như sau:
Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
- Đến năm 2020, về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
- Đến năm 2050, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực.
....
Theo đó, mục tiêu tổng quát ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu của nước ta đến năm 2050:
[1] Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;
[2] Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên;
[3] Bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực.
Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam theo Nghị quyết 24? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ chung về ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu theo Nghị quyết 24 là gì?
Theo Tiểu mục 1 Mục 3 Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 quy định về nhiệm vụ chung trong ứng phó biến đổi khí hậu như sau:
Nhiệm vụ chung:
- Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Ban hành bộ chỉ số đánh giá kết quả phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đưa vào bộ tiêu chí quốc gia; thí điểm phát triển mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, đô thị xanh, nông thôn xanh.
- Thực hiện phân vùng chức năng dựa trên đặc tính sinh thái, tiềm năng tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu làm căn cứ để lập quy hoạch phát triển; quy hoạch không gian biển gắn với không gian phát triển trên đất liền; lồng ghép mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.
- Thiết lập, ứng dụng các mô hình dự báo tổng thể tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên, môi trường. Áp dụng thí điểm phương thức quản lý tổng hợp, thống nhất về tài nguyên, môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu cho lưu vực sông, vùng ven biển, sau đó nhân rộng ra cả nước.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp và thống nhất về tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu theo chuẩn quốc tế. Có cơ chế phù hợp khai thác, chia sẻ thông tin, sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu.
Các giải pháp chủ yếu của ứng phó biến đổi khí hậu là gì?
Theo Mục 4 Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 quy định về giải pháp chủ yếu của ứng phó biến đổi khí hậu như sau:
[1] Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường
[2] Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
[3] Tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
[4] Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hoá nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
[5] Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?