Lệnh ATC là gì? Nguyên tắc khớp lệnh ATC trong giao dịch chứng khoán như thế nào?
Lệnh ATC là gì?
ATC là viết tắt của từ At The Close trong tiếng Anh. Như vậy, lệnh ATC có nghĩa là Lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửa
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 17 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định lệnh ATC (ký hiệu lệnh ATC) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán được hệ thống giao dịch ghi nhận giá đặt lệnh theo nguyên tắc sau:
[1] Nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh
- Là giá thực hiện gần nhất hoặc là giá tham chiếu (trường hợp không có giá thực hiện gần nhất) nếu trên sổ lệnh chỉ có lệnh mua ATC hoặc lệnh bán ATC hoặc tổng khối lượng lệnh bên mua bằng tổng khối lượng lệnh bên bán.
- Là mức giá cao hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện gần nhất trước đó nếu tổng khối lượng lệnh bên mua lớn hơn tổng khối lượng lệnh bên bán; nếu mức giá được xác định này cao hơn mức giá trần thì hệ thống giao dịch ghi nhận là giá trần.
- Là mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện gần nhất trước đó nếu tổng khối lượng lệnh bên bán lớn hơn tổng khối lượng lệnh bên mua; nếu mức giá được xác định này thấp hơn mức giá sàn thì hệ thống giao dịch ghi nhận là giá sàn.
[2] Nếu có lệnh giới hạn trên sổ lệnh
- Giá của lệnh ATC mua được xác định là giá cao nhất trong 03 mức giá sau: Giá mua cao nhất cộng 01 đơn vị yết giá (nếu mức giá này cao hơn mức giá trần thì được xác định là giá trần), giá bán cao nhất của bến đối ứng, giá thực hiện gần nhất hoặc giá tham chiếu trong trường hợp không có giá thực hiện gần nhất.
- Giá của lệnh ATC bán được xác định là giá thấp nhất trong 03 mức giá sau: Giá bán thấp nhất trừ 01 đơn vị yết giá (nếu mức giá này thấp hơn mức giá sàn thì được xác định là giá sàn), giá mua thấp nhất của bên đối ứng, giá thực hiện gần nhất hoặc giá tham chiếu trong trường hợp không có giá thực hiện gần nhất.
Lệnh ATC được nhập vào hệ thống trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa. Sau thời điểm xác định giá đóng cửa, lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.
Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
Lệnh ATC là gì? Nguyên tắc khớp lệnh ATC trong giao dịch chứng khoán như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc khớp lệnh ATC trong giao dịch chứng khoán như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định nguyên tắc khớp lệnh và xác định giá khớp lệnh như sau:
Nguyên tắc khớp lệnh và xác định giá khớp lệnh
1. Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:
a) Ưu tiên về giá:
- Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
b) Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
..
Theo đó, đối với lệnh ATC, khi hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán sẽ thực hiện theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể:
Trong đó, nguyên tắc ưu tiên về giá là:
- Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
Còn đối với nguyên tắc ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Nội dung xác nhận kết quả giao dịch chứng khoản niêm yết theo phương pháp thỏa thuận gồm những gì?
Căn cứ Điều 24 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 có quy định SGDCK xác nhận kết quả giao dịch theo phương thức thỏa thuận với các nội dung sau:
Nội dung xác nhận kết quả giao dịch thỏa thuận
SGDCK xác nhận kết quả giao dịch theo phương thức thỏa thuận với các nội dung sau:
1. Mã chứng khoán.
2. Số hiệu lệnh gốc.
3. Số hiệu lệnh liên quan.
4. Giá.
5. Khối lượng.
6. Trạng thái giao dịch.
7. Thời gian hoàn tất giao dịch trên hệ thống.
8. Ký hiệu thành viên giao dịch bên mua và bên bán.
9. Số hiệu tài khoản của nhà đầu tư bên mua và bên bán.
Theo đó, xác nhận kết quả giao dịch chứng khoản niêm yết theo phương pháp thỏa thuận gồm:
- Mã chứng khoán.
- Số hiệu lệnh gốc.
- Số hiệu lệnh liên quan.
- Giá.
- Khối lượng.
- Trạng thái giao dịch.
- Thời gian hoàn tất giao dịch trên hệ thống.
- Ký hiệu thành viên giao dịch bên mua và bên bán.
- Số hiệu tài khoản của nhà đầu tư bên mua và bên bán.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?