Mẫu đơn thuận tình ly hôn mới nhất năm 2024?
Mẫu đơn thuận tình ly hôn mới nhất năm 2024?
Đầu tiên, tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có định nghĩa ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo đó, có thể hiểu đơn thuận tình ly hôn là mẫu đơn được sử dụng để vợ chồng ly hôn sau khi đã thống nhất với nhau về các nội dung: Chấm dứt quan hệ hôn nhân, phân chia tài sản chung vợ chồng, giành quyền nuôi con, cấp dưỡng nuôi con,…
Mẫu đơn thuận tình ly hôn thực chất có tên gọi pháp lý là mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định tại danh mục 93 biểu mẫu trong tố tụng dân sự ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
Tải về mẫu đơn thuận tình ly hôn mới nhất năm 2024:
Ai là người phải chịu án phí thuận tình ly hôn?
Căn cứ theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm:
Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm
1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
2. Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
3. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
5. Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì người phải chịu án phí ly hôn trong đó nếu vợ hoặc chồng là người nộp đơn khởi kiện thì có nghĩa vụ chịu án phí.
Tuy nhiên, trường hợp cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
Mẫu đơn thuận tình ly hôn mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì có nghĩa vụ cấp dưỡng không?
Căn cứ quy định Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, mặc dù cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, nếu cha mẹ không trực tiếp nuôi con nhưng lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Từ 1/7/2025, thừa phát lại có thời gian đào tạo nghề công chứng bao nhiêu tháng?
- Quần đảo Nam Du ở tỉnh nào? Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế đến năm 2030 là gì?