Mẫu kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu năm 2024 được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi, mẫu kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu năm 2024 được quy định như thế nào? Nội dung đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu gồm những gì? Nhờ anh chị giải đáp.

Mẫu kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu năm 2024 được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định về mẫu kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu như sau:

Dưới đây là mẫu kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu năm 2024:

Tải về, mẫu kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu năm 2024.

Mẫu kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu năm 2024 được quy định như thế nào?

Mẫu kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu năm 2024 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Xin cấp phép nhập khẩu thủy sản sống có phải nộp Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu không?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 5 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro như sau:

Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
.....

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro như sau:

Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính Báo cáo kết quả nhập khẩu, vận chuyển, nuôi giữ thủy sản sống trong 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu bất kỳ thủy sản sống từ lần thứ hai trở đi).
....

Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu thủy sản sống trong các trường hợp đều phải kèm theo bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu.

Do đó Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu là văn bản bắt buộc phải có khi xin xin cấp phép nhập khẩu thủy sản sống.

Nội dung đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 8 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định về nội dung đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu như sau:

Nội dung đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu
1. Đáp ứng quy định liên quan đến an toàn thực phẩm đối với nhập khẩu thủy sản sống làm thực phẩm.
2. Khả năng tồn tại, sinh trưởng, phát triển trong điều kiện môi trường Việt Nam và khả năng cạnh tranh thức ăn với các loài bản địa.
3. Khả năng trở thành loài xâm hại, có nguy cơ xâm hại, khả năng tái tạo quần đàn trong điều kiện môi trường Việt Nam.
4. Khả năng tạp giao giữa loài thủy sản sống nhập khẩu với loài thủy sản bản địa trong điều kiện tự nhiên.
5. Nguy cơ phát sinh, phát tán mầm bệnh cho thủy sản bản địa, con người.

Như vậy, nội dung đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu gồm có:

- Đáp ứng quy định liên quan đến an toàn thực phẩm đối với nhập khẩu thủy sản sống làm thực phẩm.

- Khả năng tồn tại, sinh trưởng, phát triển trong điều kiện môi trường Việt Nam và khả năng cạnh tranh thức ăn với các loài bản địa.

- Khả năng trở thành loài xâm hại, có nguy cơ xâm hại, khả năng tái tạo quần đàn trong điều kiện môi trường Việt Nam.

- Khả năng tạp giao giữa loài thủy sản sống nhập khẩu với loài thủy sản bản địa trong điều kiện tự nhiên.

- Nguy cơ phát sinh, phát tán mầm bệnh cho thủy sản bản địa, con người.

Trân trọng!

Xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu là tỷ giá nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại bao gồm những hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu để lắp đặt thiết bị cho doanh nghiệp chế xuất có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã loại hình xuất khẩu tại chỗ là mã nào? Hàng hóa nào được áp dụng hình thức xuất khẩu tại chỗ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 05/TDTL/GSQL phiếu theo dõi hàng hóa xuất nhập khẩu 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân có nhu cầu nhập khẩu tàu cá thì gửi hồ sơ đến đâu?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hoạt động quản lý tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu chậm nhất là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
MSDS là gì? Doanh nghiệp không có bảng nội quy về an toàn hóa chất bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Rượu nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện gì? Điều kiện nhập khẩu rượu có độ cồn dưới 5,5 độ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập khẩu
Đinh Khắc Vỹ
332 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xuất nhập khẩu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất nhập khẩu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào