Các công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2014/BXD?
- Các công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2014/BXD?
- Bãi đỗ xe công cộng và bãi đỗ xe trong các tòa nhà phải đảm bảo có chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động theo QCVN 10:2014/BXD không?
- Thang máy các công trình xây dựng dành cho người khuyết tật vận động phải đảm bảo như thế nào theo QCVN 10:2014/BXD?
Các công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2014/BXD?
Căn cứ theo Tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2014/BXD quy định chung về công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
1.1.2 Các công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng bao gồm:
- Nhà chung cư;
- Công trình công cộng: trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục, thể thao; công trình khách sạn, thương mại, dịch vụ;
- Nhà ga, bến tàu, bến xe, đường, hè phố, hầm đi bộ, cầu vượt, và các công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị khác (nhà tang lễ, nghĩa trang, nhà vệ sinh công cộng, điểm chờ xe buýt, máy rút tiền tự động, điểm truy cập internet công cộng,…).
...
Như vậy, theo quy định trên thì các công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2014/BXD, bao gồm:
- Nhà chung cư;
- Công trình công cộng:
+ Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước;
+ Cơ sở khám, chữa bệnh;
+ Cơ sở giáo dục, dạy nghề;
+ Công trình văn hóa, thể dục, thể thao;
+ Công trình khách sạn, thương mại, dịch vụ;
- Nhà ga, bến tàu, bến xe, đường, hè phố, hầm đi bộ, cầu vượt, và các công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị khác (nhà tang lễ, nghĩa trang, nhà vệ sinh công cộng, điểm chờ xe buýt, máy rút tiền tự động, điểm truy cập internet công cộng,…).
Các công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2014/BXD? (Hình từ Internet)
Bãi đỗ xe công cộng và bãi đỗ xe trong các tòa nhà phải đảm bảo có chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động theo QCVN 10:2014/BXD không?
Căn cứ theo tiết 2.1.1 Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2014/BXD quy định về trong bãi đỗ xe công cộng và bãi đỗ xe trong các tòa nhà phải có chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động. Số lượng tính toán chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động phải tuân theo quy định trong Bảng 1.
CHÚ THÍCH:
[1] Chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động bao gồm chỗ đỗ xe mô tô ba bánh, xe lăn;
[2] Nếu bãi đỗ xe có không quá 5 chỗ thì không cần thiết kế chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động;
[3] Đối với nhà chung cư cần dành ít nhất 2 % chỗ đỗ xe cho người khuyết tật vận động. Kích thước tối thiểu cho một chỗ đỗ xe của người khuyết tật vận động là 2, 35 m2/xe.
Thang máy các công trình xây dựng dành cho người khuyết tật vận động phải đảm bảo như thế nào theo QCVN 10:2014/BXD?
Căn cứ theo Tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2014/BXD quy định thang máy các công trình xây dựng dành cho người khuyết tật vận động phải đảm bảo cụ thể như sau:
[1] Kích thước thông thuỷ của cửa thang máy sau khi mở không nhỏ hơn 900 mm. Kích thước thông thuỷ bên trong buồng thang máy không nhỏ hơn 1 100 mm x 1 400 mm.
[2] Kích thước không gian đợi trước cửa thang máy không nhỏ hơn 1 400 mm x 1 400 mm.
[3] Cửa thang máy phải được lắp đặt thiết bị tự đóng mở. Thời gian đóng mở phải lớn hơn 20 s để đảm bảo an toàn cho người khuyết tật. Trong thang máy phải bố trí tay vịn cụ thể:
- Hai bên đường dốc phải bố trí lan can, tay vịn liên tục. Nếu một bên đường dốc có khoảng trống thì phía chân lan can, tay vịn phải bố trí gờ an toàn hoặc bố trí rào chắn.
- Tay vịn phải được lắp đặt ở độ cao 900 mm so với mặt sàn. Nếu bố trí tay vịn hai tầng thì tay vịn phía dưới phải lắp đặt ở độ cao 700 mm so với mặt sàn.
- Ở điểm đầu và điểm cuối đường dốc, tay vịn phải được kéo dài thêm 300 mm. Khoảng cách giữa tay vịn và bức tường gắn không nhỏ hơn 40 mm.
[4] Bảng điều khiển trong buồng thang máy được lắp đặt ở độ cao không lớn hơn 1 200 mm và không thấp hơn 900 mm tính từ mặt sàn thang máy đến tâm nút điều khiển cao nhất. Trên các nút điều khiển phải có các ký tự với màu sắc tương phản hoặc tín hiệu cảm nhận được và hệ thống chữ nổi Braille.
[5] Biển báo hiển thị số tầng tương ứng với vị trí thang được bật sáng hoặc có hệ thống thông báo bằng âm thanh bên ngoài và bên trong thang máy. Cạnh cửa ra thang máy tại mỗi tầng phải bố trí chữ nổi Braille.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- MB là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng MB ở tỉnh thành nào?
- Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu trong công tác lưu trữ của Bộ GTVT 2024?
- 05 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện từ 01/01/2025?
- Mẫu Báo cáo công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học mới nhất năm 2024?
- Thực hiện cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, đã đề ra chỉ tiêu tối thiểu về mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đến năm 2025 là bao nhiêu?