Cách điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu theo QCVN 01-172:2014/BNNPTNT được quy định như thế nào?
- Việc điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu theo QCVN 01-172:2014/BNNPTNT phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gì?
- Thiết bị và dụng cụ nào dùng để điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu?
- Thời gian điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu định kỳ bao nhiêu ngày 01 lần?
- Cách điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu theo QCVN 01-172:2014/BNNPTNT được quy định như thế nào?
Việc điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu theo QCVN 01-172:2014/BNNPTNT phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gì?
Tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-172:2014/BNNPTNT có quy định vệc điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu phải đáp ứng yêu cầu như sau:
- Điều tra đầy đủ chính xác diễn biến các loại sinh vật hại, sinh vật có ích chính và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng.
- Nhận định tình hình
+ Đánh giá tình hình sinh vật hiện tại, nhận định khả năng phát sinh, phát triển và gây hại của sinh vật hại chính trong thời gian tới, so sánh với kỳ điều tra liền kề trước và cùng kỳ năm trước.
+ Dự báo những loại sinh vật thứ yếu có khả năng phát triển thành đối tượng chính, phân tích nguyên nhân của hiện tượng đó.
- Thống kê diện tích
Tổng hợp tính toán diện tích bị nhiễm sinh vật hại, (nhẹ, trung bình, nặng) diện tích mất trắng và diện tích đã được xử lý bằng các biện pháp phòng chống.
Cách điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu theo QCVN 01-172:2014/BNNPTNT được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị và dụng cụ nào dùng để điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu?
Tại Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-172:2014/BNNPTNT có quy định thiết bị và dụng cụ dùng để điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu bao gồm:
(1) Dụng cụ điều tra ngoài vườn hồ tiêu
- Vợt côn trùng (phụ lục 3),
- Thước dây, thước gỗ điều tra, kính lúp cầm tay, thang chữ A, ống nhòm, băng giấy dính, băng dính, dao, kéo;
- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi, túi nilon các cỡ, túi xách tay điều tra;
- Ống tuýp, hộp petri và hóa chất cần thiết;
- Bẫy đèn, bẫy bả, kính đeo mắt.
(2) Thiết bị trong phòng thí nghiệm
- Kính lúp hai mắt soi nổi, kính hiển vi, lam, lamen;
- Tủ lạnh, tủ định ôn, máy ôn, ẩm kế tự ghi;
- Máy tính với phần mềm có liên quan;
- Máy khuấy, máy lắc, máy rây.
(3) Trang bị bảo hộ lao động
- Mũ, ủng, áo mưa, găng tay, khẩu trang.
Thời gian điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu định kỳ bao nhiêu ngày 01 lần?
Tại tiết 2.3.1 Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-172:2014/BNNPTNT có quy định thời gian điều tra như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.3. Phương pháp điều tra
2.3.1. Thời gian điều tra
- Điều tra định kỳ: điều tra 7 ngày/lần (vào các ngày thứ hai hoặc thứ ba hàng tuần) trong khu vực điều tra cố định.
- Điều tra bổ sung (không định kỳ): Tiến hành trước và trong cao điểm xuất hiện gây hại của từng loài sinh vật hại cây hồ tiêu.
2.3.2. Yếu tố điều tra
Chọn đại diện theo giống, tuổi cây, địa hình.
2.3.3. Khu vực điều tra
- Với vùng chuyên canh: diện tích từ 10 ha đến 50 ha, chọn 1 khu vực điều tra.
- Với vùng không chuyên canh: diện tích từ 2 ha đến <10 ha, chọn 1 khu vực điều tra.
2.3.4. Điểm điều tra
Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường chéo khu vực điều tra. Điểm điều tra phải nằm cách mép ngoài của vườn ít nhất 1 hàng cây hoặc 5 m.
....
Như vậy, thời gian điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu định kỳ 7 ngày 01 lần (vào các ngày thứ hai hoặc thứ ba hàng tuần) trong khu vực điều tra cố định.
Ngoài ra, khi điều tra bổ sung (không định kỳ): Tiến hành trước và trong cao điểm xuất hiện gây hại của từng loài sinh vật hại cây hồ tiêu.
Cách điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu theo QCVN 01-172:2014/BNNPTNT được quy định như thế nào?
Tại tiết 2.3.6 Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-172:2014/BNNPTNT có quy định cách điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu như sau:
(1) Trên vườn hồ tiêu
- Điều tra phát hiện và diễn biến của sinh vật hại trên cây.
- Quan sát bằng mắt thường từ xa đến gần, sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc các bộ phận của cây; có thể sử dụng kính lúp cầm tay để quan sát, nhận diện loài sinh vật hại hoặc các triệu chứng gây hại. Dùng vợt để điều tra, thu bắt các loài côn trùng gây hại có hoạt động bay, nhảy trên bề mặt tán cây. Theo dõi mật độ, tỷ lệ hại, phân cấp hại và ghi nhận giai đoạn phát triển của sinh vật hại.
- Điều tra tình hình thiên địch của sinh vật hại
Trong quá trình điều tra phát hiện sinh vật hại, phải quan sát, xác định mật độ của các loài thiên địch. Các loài thiên địch ký sinh, cần thu về phòng để theo dõi ở pha sâu non, nhộng, trưởng thành: 30 cá thể; pha trứng: 30 ổ trứng hoặc 50 quả trứng đối với trứng đơn.
- Thu mẫu để theo dõi xác định loài sinh vật hại, thiên địch mới: Đối với các loài sinh vật hại hoặc thiên địch mới chưa biết, cần phải thu thập mẫu vật đưa về phòng thí nghiệm để theo dõi, giám định hoặc gửi đến các cơ quan chuyên môn để giám định.
(2) Trong phòng thí nghiệm
Theo dõi phân tích các mẫu sinh vật hại đã thu được trong quá trình điều tra, xác định các loài sinh vật hại, sinh vật ký sinh, tỷ lệ ký sinh trên từng giai đoạn phát triển của sinh vật hại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể dục thể thao quần chúng là gì? Phong trào thể dục thể thao quần chúng được quy định như thế nào?
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi là bao nhiêu?
- Mẫu Thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại mới nhất từ ngày 01/12/2024?
- Hiện nay nhóm G20 gồm những nước nào? Quy hoạch tổng thể quốc gia đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân bao nhiêu % giai đoạn 2021 - 2030?
- 1 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Ngày 1 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?