Tiền gửi được thống kê trong cán cân thanh toán quốc tế gồm những đồng tiền nào?
Lập cán cân thanh toán quốc tế theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 16/2014/NĐ-CP quy định nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế như sau:
- Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
- Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán là đồng đôla Mỹ (USD).
- Tỷ giá quy đổi đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
- Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực hiện như sau:
+ Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo;
+ Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực hiện theo tỷ giá quy định.
- Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.
- Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch.
Tiền gửi được thống kê trong cán cân thanh toán quốc tế gồm những đồng tiền nào? (Hình từ Internet)
Tiền gửi được thống kê trong cán cân thanh toán quốc tế gồm những đồng tiền nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 16/2014/NĐ-CP quy định tiền và tiền gửi:
Tiền và tiền gửi
Tiền và tiền gửi được thống kê trong cán cân thanh toán gồm:
1. Tiền mặt bằng đồng Việt Nam của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do người không cư trú nắm giữ.
2. Ngoại tệ do người cư trú nắm giữ.
3. Các khoản tiền gửi của người cư trú tại các tổ chức nhận tiền gửi là người không cư trú (trừ tiên gửi tại các Ngân hàng Trung ương), các khoản tiền gửi tại Việt Nam (trừ tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước) của người không cư trú.
Theo đó, tiền gửi được thống kê trong cán cân thanh toán quốc tế gồm các đồng tiền sau:
- Tiền mặt bằng đồng Việt Nam
- Ngoại tệ
- Các khoản tiền gửi của người cư trú tại các tổ chức nhận tiền gửi là người không cư trú (trừ tiên gửi tại các Ngân hàng Trung ương);
- Các khoản tiền gửi tại Việt Nam (trừ tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước) của người không cư trú.
Các Bộ liên quan có trách nhiệm như thế nào trong quản lý cán cân thanh toán quốc tế?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 16/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các Bộ liên quan:
Trách nhiệm của các Bộ liên quan
Các Bộ quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định này có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin sau đây:
1. Các thông tin quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
2. Các giải pháp ổn định cán cân thanh toán liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
3. Ngoài cung cấp các thông tin quy định tại Khoản 1, 2 Điều này:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; phân tích diễn biến và dự báo hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài;
b) Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; phân tích diễn biến và dự báo hoạt động chuyển giao vãng lai của khu vực Chính phủ, vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, đầu tư gián tiếp nước ngoài;
c) Bộ Công Thương có trách nhiệm cung cấp thông tin phân tích diễn biến và dự báo hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa;
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; đánh giá về tình hình người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Như vậy, trong quản lý cán cân thanh toán quốc tế thì các Bộ liên quan có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin sau đây:
- Các thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình như chủ trương, chính sách, kế hoạch, chiến lược phát triển - kinh tế xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, lao động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài, vay trả nợ nước ngoài ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chiến lược đó;
- Các giải pháp ổn định cán cân thanh toán liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp các thông tin sau:
+ Tình hình cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo ngành Kinh tế.
+ Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo quốc gia đầu tư.
+ Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo ngành kinh tế.
+ Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo quốc gia đầu tư.
+ Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
+ Tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài phân theo ngành kinh tế.
+ Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài phân theo quốc gia nhận đầu tư.
+ Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài phân theo ngành kinh tế.
+ Tình hình thực hiện vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài phân theo quốc gia đầu tư.
+ Tình hình tiếp nhận viện trợ của Việt Nam phân theo nhà tài trợ.
+ Tình hình tiếp nhận viện trợ của Việt Nam phân theo mục đích sử dụng.
+ Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho nước ngoài.
+ Tình hình xuất, nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam.
+ Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích diễn biến và dự báo hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp các thông tin sau:
+ Rút vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh
+ Tình hình trả nợ nước ngoài của Chính phủ và trả nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh
+ Số dư vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Tình hình giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài
+ Tình hình phát hành chứng khoán ra công chúng, phát hành thêm chứng khoán đã niêm yết/đăng ký giao dịch
+ Tình hình nắm giữ chứng khoán của người không cư trú
+ Tình hình chia cổ tức, lợi tức cho nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú
- Bộ Tài chính phân tích diễn biến và dự báo hoạt động chuyển giao vãng lai của khu vực Chính phủ, vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, đầu tư gián tiếp nước ngoài;
- Bộ Công Thương có trách nhiệm cung cấp thông tin phân tích diễn biến và dự báo hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cung cấp các thông tin sau:
+ Tình hình lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có thời hạn trên 01 năm
+ Tình hình lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới 01 năm
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá về tình hình người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?