Thuốc lá điện tử là gì? Thuốc lá điện tử có được xem là sản phẩm thuốc lá không?
Thuốc lá điện tử là gì? Thuốc lá điện tử có được xem là sản phẩm thuốc lá không?
Thuốc lá điện tử là thiết bị mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá truyền thống. Nhưng khác với thuốc lá thường, thuốc lá điện tử không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật.
Do không tạo khói khi hút, thuốc lá điện tử được các nhà sản xuất quảng cáo trên thị trường với khả năng loại bỏ các chất độc và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá truyền thống.
Nicotine là chất độc hại và gây nghiện cao. Thuốc lá điện tử có nhiều kích cỡ khác nhau, tuy không chênh lệch so với thuốc lá thường là mấy.
Có nhiều loại thuốc lá điện tử được làm giống hình dạng của điếu thuốc lá thường ("Cig-a-likes"), xì-gà, hoặc hình chiếc bút máy chỉ dùng một lần. Ngoài ra còn có loại thuốc lá điện tử có thể dùng lại nhiều lần, gọi là E-Shishas, pin có thể sạc điện lại.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định về lá thuốc lá và sản phẩm thuốc lá như sau:
Giải thích từ ngữ
1.“Lá thuốc lá” là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L và Nicotiana rustica L là nguyên liệu đầu vào của quá trình chế biến nguyên liệu thuốc lá
2.“Sản phẩm thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.
...
Theo đó, với tính chất có chứa nicotine và cách sử dụng là hít vào, thuốc lá điện tử được xem là một sản phẩm thuốc lá.
Thuốc lá điện tử được xem như một sản phẩm thuốc lá, vì vậy việc kinh doanh, mua bán thuốc lá điện tử phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thuốc lá điện tử là gì? Thuốc lá điện tử có được xem là sản phẩm thuốc lá không? (Hình từ Internet)
Hành vi quảng cáo thuốc lá điện tử sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:
Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc lá;
b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
c) Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;
d) Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;
đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;
b) Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;
c) Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi quảng cáo thuốc lá điện tử sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Ngoài ra, đối với hành vi quảng cáo thuốc lá điện tử còn buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi như trên.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm như trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng (khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP)
Những địa điểm, khu vực nào nghiêm cấm sử dụng thuốc lá điện tử?
Những địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn được quy định tại Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 như sau:
Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
a) Nơi làm việc;
b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;
c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.
3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
Theo đó, những địa điểm, khu vực nào nghiêm cấm sử dụng thuốc lá điện tử bao gồm:
(1) Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên:
+ Cơ sở y tế;
+ Cơ sở giáo dục, trừ các trường cao đẳng, đại học, học viện;
+ Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
+ Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
(2) Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
+ Nơi làm việc;
+ Trường cao đẳng, đại học, học viện;
+ Địa điểm công cộng, trừ các địa điểm tại mục (1) và các địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá được quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.
(3) Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?