Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện đăng ký thuế lần đầu tại cơ quan nào?
- Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện đăng ký thuế lần đầu tại cơ quan nào?
- Đối tượng liên quan trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của nhà cung cấp nước ngoài là ai?
- Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nhà cung cấp ở nước ngoài như thế nào?
Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện đăng ký thuế lần đầu tại cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 74 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử như sau:
Đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử
1. Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện đăng ký giao dịch thuế điện tử cùng với đăng ký thuế lần đầu thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế khi đăng ký giao dịch điện tử, đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau: Có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử để giao dịch với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Nhà cung cấp ở nước ngoài đăng ký một địa chỉ thư điện tử chính thức để nhận tất cả các thông báo trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
3. Sau khi thực hiện thành công thủ tục đăng ký thuế lần đầu, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông tin về tài khoản giao dịch điện tử và mã số thuế vào địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký để thực hiện các thủ tục về thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Như vậy, nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện đăng ký thuế lần đầu thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Ngoài ra, khi đăng ký giao dịch điện tử, nhà cung cấp nước ngoài phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:
[1] Có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet;
[2] Có địa chỉ thư điện tử để giao dịch với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện đăng ký thuế lần đầu tại cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng liên quan trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của nhà cung cấp nước ngoài là ai?
Căn cứ Điều 73 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam bao gồm:
[1] Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (sau đây gọi là nhà cung cấp ở nước ngoài).
[2] Tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài.
[3] Tổ chức, đại lý thuế hoạt động theo pháp luật Việt Nam được nhà cung cấp ở nước ngoài ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.
[4] Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài.
Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nhà cung cấp ở nước ngoài như thế nào?
Căn cứ Điều 80 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài như sau:
Thứ nhất: Tổng cục Thuế là cơ quan thuế quản lý thuế trực tiếp đối với nhà cung cấp ở nước ngoài, có trách nhiệm cấp mã số thuế cho nhà cung cấp ở nước ngoài theo quy định, tiếp nhận tờ khai thuế và thực hiện các công việc có liên quan đến việc khai thuế, nộp thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài.
Thứ hai: Cập nhật danh sách các nhà cung cấp nước nước ngoài trực tiếp hoặc ủy quyền đăng ký thuế, kê khai thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Thứ ba: Phối hợp với cơ quan có liên quan xác định, công bố tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ có thực hiện giao dịch phát sinh tại Việt Nam.
Thứ tư: Cơ quan thuế ở Việt Nam có quyền phối hợp với cơ quan thuế ở nước ngoài để trao đổi, đôn đốc nhà cung cấp ở nước ngoài kê khai, nộp thuế; truy thu thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài nếu chứng minh được nhà cung cấp ở nước ngoài kê khai, nộp thuế không đúng thực tế;
Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện và các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài không tuân thủ nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?
- Mỗi cá nhân có bao nhiêu mã định danh y tế? Mã định danh y tế có mấy ký tự?
- Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 bao gồm giếng nào? Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 phải được kiểm tra định kỳ hằng năm đúng không?
- Khai thuế là gì? Người nộp thuế thực hiện việc khai thuế tại đâu theo quy định pháp luật về thuế?