Hướng dẫn thực hiện các quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo Nghị định 85?

Tôi có một thắc mắc mong muốn được giải đáp: Hướng dẫn thực hiện các quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức? Câu hỏi của chị Ngọc (Hà Tĩnh)

Hướng dẫn thực hiện các quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức?

Ngày 15/12/2023, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn 7415/BNV-CCVC năm 2023 về việc thực hiện các quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Bộ Nội vụ nhận được đề nghị của một số Bộ, ngành, địa phương về việc thống nhất nội dung Đề án tổ chức thi thăng hạng và chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức (Đề án).

Theo đó, Nghị định 85/2023/NĐ-CP đã bỏ quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp (giữ quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp);

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định trường hợp đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đề án thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo Đề án đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định 85/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP.

Để thực hiện đúng quy định, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ban, ngành, địa phương thống nhất triển khai một số nội dung như sau:

Đối với các Đề án chưa có ý kiến của Bộ Nội vụ thì thực hiện xét thăng hạng theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP.

[1] Đối với các Đề án đã được Bộ Nội vụ thống nhất và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án quyết định việc thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.

[2] Đối với các Đề án chưa có ý kiến của Bộ Nội vụ thì thực hiện xét thăng hạng theo quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP (các khoản 16, 17, 19, 20 Điều 1 sửa đổi các Điều 32, 33, 39, 40 Nghị định 115/2020/NĐ-CP).

[3] Đối với viên chức hạng 5 và viên chức hạng 4 thì thực hiện xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp liền kề (hạng 4 và hạng 3) theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP).

Nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định mà không phải chờ Thông tư quy định chi tiết tiêu chuẩn, điều kiện của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành (áp dụng đối với cả trường hợp đã có trong danh sách kèm theo Đề án đã được Bộ Nội vụ thống nhất, không tổ chức thi thăng hạng đối với trường hợp này).

Không phải gửi Đề án đến Bộ Nội vụ để thống nhất trước khi thực hiện

[1] Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khẩn trương ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP, bảo đảm đúng thời hạn quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP, làm căn cứ để các Bộ, ngành, địa phương kịp thời tổ chức xét thăng hạng viên chức.

[2] Căn cứ quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP, các Bộ, ngành, địa phương tổ chức xét thăng hạng theo thẩm quyền mà không phải gửi Đề án đến Bộ Nội vụ để thống nhất trước khi thực hiện; đồng thời rà soát các quy định về thẩm quyền tuyển dụng, quản lý, sử dụng viên chức (bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương, phụ cấp thâm niên vượt khung…) để sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp với quy định.

Hướng dẫn thực hiện các quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức?

Hướng dẫn thực hiện các quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 115/2020/NĐ-CP một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP và một số khoản được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức gồm những giấy tờ sau đây:

- Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;

- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.

+ Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.

+ Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.

- Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.

Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức gồm bao nhiêu thành viên?

Theo Điều 38 Nghị định 115/2020/NĐ-CP một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định về hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:

Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Các ủy viên Hội đồng là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định, trong đó có 01 ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
...

Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp gồm 05 hoặc 07 thành viên, là những người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, cụ thể:

- Chủ tịch Hội đồng

- Phó Chủ tịch Hội đồng

- Các ủy viên Hội đồng.

- 01 ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.

Trân trọng!

Thăng hạng viên chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thăng hạng viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức công nghệ thông tin hạng ba cần có thời gian đảm nhiệm chức vụ bao lâu thì được xét lên hạng hai?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 16/2024/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn?
Hỏi đáp Pháp luật
Bỏ quy định thi thăng hạng giáo viên từ 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1 từ ngày 07/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 07/11/2024, tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phát thanh viên hạng 2 lên hạng 1 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức quay phim hạng 2 lên hạng 1 từ ngày 07/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức quay phim hạng 3 lên hạng 2 từ ngày 07/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao lâu thì có kết quả kỳ xét thăng hạng viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp số lượng viên chức dự xét thăng hạng nhiều hơn số chỉ tiêu thăng hạng thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức phóng viên hạng 2 lên hạng 1 từ ngày 07/11/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thăng hạng viên chức
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,079 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào