Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia tối đa là bao lâu?
Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia tối đa là bao lâu?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 37/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP quy định thời hạn lập quy hoạch như sau:
Thời hạn lập quy hoạch
1. Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 36 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 20 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
3. Trường hợp cần gia hạn thời gian lập quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch quyết định điều chỉnh kéo dài nhưng tối đa không quá 12 tháng trên cơ sở báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”.
Như vậy, thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia không quá 36 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
Trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 20 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
Lưu ý: Trường hợp cần gia hạn thời gian lập quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch quyết định điều chỉnh kéo dài nhưng tối đa không quá 12 tháng trên cơ sở báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia tối đa là bao lâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia bao gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch
1. Hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ đối với nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
c) Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch;
d) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Hội đồng thẩm định về nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch;
đ) Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch đã chỉnh lý, hoàn thiện;
e) Tài liệu khác (nếu có).
2. Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch;
b) Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch;
...
Như vậy, hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia bao gồm các tài liệu sau đây:
[1] Tờ trình về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia;
[2] Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ đối với nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
[3] Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia;
[4] Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Hội đồng thẩm định về nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia;
[5] Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch đã chỉnh lý, hoàn thiện;
[6] Tài liệu khác (nếu có).
Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch đối với quy hoạch tổng thể quốc gia như thế nào?
Căn cứ khoản 16 Điều 20 Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia như sau:
Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia
...
14. Định hướng phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu:
a) Xác định các khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
b) Phân vùng rủi ro thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất đá, sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, xâm nhập mặn.
15. Danh mục dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng cấp quốc gia thời kỳ quy hoạch; đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
16. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
[...]
Như vậy, giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch bao gồm:
[1] Giải pháp về huy động vốn đầu tư;
[2] Giải pháp về cơ chế, chính sách;
[3] Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
[4] Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
[5] Giải pháp về hợp tác quốc tế;
[6] Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?