Ai có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên?
Con bao nhiêu tuổi thì được xem là con chưa thành niên?
Theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo đó, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và được chia thành 03 nhóm:
[1] Người dưới 06 tuổi
[2] Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 15 tuổi
[3] Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
Như vậy, con chưa thành niên nói chung là con dưới 18 tuổi
Ai có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên? (Hình từ Internet)
Ai có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên?
Tại Điều 86 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên như sau:
Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Theo đó, chỉ những chủ thể sau có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên:
[1] Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên
[2] Người thân thích;
[3] Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
[4] Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
[5] Hội liên hiệp phụ nữ.
Khi cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định dẫn đến bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con thì có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình hoặc cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Khi cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên có cần thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không?
Tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
...
Theo Điều 87 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên như sau:
Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
1. Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại ....
3. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Theo đó, cấp dưỡng là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và cha mẹ dù đã bị hạn chế quyền đối với con thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?