Thế nào là chuyển giao công nghệ trong nước?
Thế nào là chuyển giao công nghệ trong nước?
Căn cứ quy định khoản 8 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
7. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
8. Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.
9. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.
.....
Như vậy, chuyển giao công nghệ trong nước được hiểu là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.
Thế nào là chuyển giao công nghệ trong nước? (Hình từ Internet)
Hạn chế chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về công nghệ hạn chế chuyển giao như sau:
Công nghệ hạn chế chuyển giao
1. Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp sau đây:
a) Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;
b) Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;
d) Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
đ) Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;
e) Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;
g) Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.
.....
Như vậy, hạn chế chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp sau đây:
- Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;
- Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;
- Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;
- Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;
- Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ?
Căn cứ quy định Điều 12 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ gồm có:
- Lợi dụng chuyển giao công nghệ làm ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, sức khỏe con người, môi trường, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
- Chuyển giao công nghệ cấm chuyển giao; chuyển giao trái phép công nghệ hạn chế chuyển giao.
- Vi phạm quy định về quyền chuyển giao công nghệ.
- Lừa dối, giả tạo trong việc lập, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ, nội dung công nghệ trong hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư.
- Cản trở, từ chối cung cấp thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tiết lộ bí mật công nghệ trái quy định của pháp luật, cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ.
- Sử dụng công nghệ không đúng với công nghệ đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?