Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo đó, cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì có quyền và nghĩa vụ sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Lưu ý: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng:
Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Theo đó, người nào có hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng trong các trường hợp sau:
- Có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng những không thực hiện.
- Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho con lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà còn vi phạm.
Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với trường hợp phạm tội không chấp hành án (Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015)
Người nào có hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng và bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng:
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.
Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
- Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
- Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
- Trường hợp khác theo quy định của luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?