Doanh nghiệp có vốn nước ngoài thành lập theo hình thức mua vốn góp có phải thực hiện báo cáo giám sát theo Nghị định 29 hay không?
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài thành lập theo hình thức mua vốn góp có phải thực hiện báo cáo giám sát theo Nghị định 29 hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư.
Mặt khác theo khoản 8 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư cụ thể như:
Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
.....
8. Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
c) Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);
.....
Căn cứ tại Điều 70 Luật Đầu tư 2020 quy định về nội dung giám sát của nhà đầu tư như sau:
Giám sát, đánh giá đầu tư
1. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư;
b) Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.
2. Trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư bao gồm:
a) Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu tư kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư;
b) Đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ thực hiện, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Thông qua các quy định trên, doanh nghiệp có vốn nước ngoài thành lập theo hình thức mua vốn góp sẽ không cần thực hiện báo cáo giám sát theo Luật Đầu tư 2020. Theo đó, trách nhiệm giám sát dự án đầu tư sẽ do các cơ quan sau thực hiện:
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát tổng thể đầu tư và giám sát dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý.
- Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp có vốn nước ngoài thành lập theo hình thức mua vốn góp có liên quan đến các dự án dưới đây thì phải tiến hành thực hiện báo cáo giám sát theo quy định tại Nghị định 29/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công 2019, Luật Xây dựng 2014.
- Dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
- Dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp tiến hành báo cáo giám sát gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư gồm:
- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm.
- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án.
- Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có).
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài thành lập theo hình thức mua vốn góp có phải thực hiện báo cáo giám sát theo Nghị định 29 hay không? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công lập lập các báo cáo giám sát nào?
Theo khoản 6 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công lập các báo cáo gửi cho cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Các báo cáo cần gửi bao gồm:
- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm.
- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án.
- Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện.
- Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.
Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư là gì?
Căn cứ tại Điều 101 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư là hệ thống được triển khai trên toàn quốc, tập trung tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật, lưu trữ thông tin, giám sát, đánh giá, phân tích, công khai thông tin theo quy định về các chương trình, dự án đầu tư trên toàn quốc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?