Luật Phá sản mới nhất 2024 là Luật nào?
Luật Phá sản mới nhất 2024 là Luật nào?
Ngày 19/6/2014 Quốc hội ban hành Luật Phá sản 2014. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Luật Phá sản hay chính xác hơn là Luật Phá sản 2014 được ban hành với 133 Điều nằm gọn trong 14 Chương khác nhau, bao gồm:
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Chương 3: Mở thủ tục phá sản
Chương 4: Nghĩa vụ về tài sản
Chương 5: Các biện pháp bảo toàn tài sản
Chương 6: Hội nghị chủ nợ
Chương 7: Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Chương 8: Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng
Chương 9: Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Chương 10: Xử lý tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã có tranh chấp
Chương 11: Thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài
Chương 12: Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Chương 13: Xử lý vi phạm
Chương 14: Điều khoản thi hành
Tính từ năm 1993 cho đến thời điểm hiện tại, thì Luật Phá sản đã 02 lần thay đổi, cụ thể:
- Từ Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 được thay thế bằng Luật Phá sản 2004.
- Từ Luật Phá sản 2004 được thay thế bằng Luật Phá sản 2014.
Cho đến hiện tại vẫn chưa có văn bản pháp luật nào được ban hành nhằm thay thế hoàn toàn cho Luật Phá sản 2014.
Như vậy, trong năm 2024, Luật Phá sản 2014 vẫn có hiệu lực và đang được áp dụng chứ không bị thay thế.
Do đó, nếu năm 2024 không có văn bản nào thay thế cho Luật Phá sản 2014 thì Luật Phá sản 2014 vẫn là Luật mới nhất.
Luật Phá sản mới nhất 2024 là Luật nào? (Hình từ Internet)
Văn bản pháp luật nào hướng dẫn thi hành Luật Phá sản?
Tính đến thời điểm hiện tại, có một số văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Phá 2014 sản bao gồm như sau:
[1] Văn bản được dẫn chiếu:
- Luật Các tổ chức tín dụng 2010
[2] Văn bản được căn cứ:
[3] Văn bản hướng dẫn:
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
- Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định của Luật phá sản do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về Quy chế làm việc của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
[4] Văn bản đính chính:
- Công văn 2573/UBPL13 năm 2014 đính chính lỗi kỹ thuật trong văn bản Luật phá sản do Quốc hội Khóa XIII Ủy ban Pháp luật ban hành
Ai là người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cụ thể như sau:
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Như vậy, theo quy định trên thì người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, bao gồm:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.
- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?