Không tiêu hủy tiền giả trong trường hợp nào? Cơ quan nào có trách nhiệm tiêu hủy tiền giả?
Không tiêu hủy tiền giả trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 28/2013/TT-NHNN về lưu giữ tiền giả phục vụ công tác phòng, chống tiền giả của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Lưu giữ tiền giả phục vụ công tác phòng, chống tiền giả của Ngân hàng Nhà nước
Sau khi phân tích, giám định tiền giả loại mới, Cục Phát hành và Kho quỹ được lưu giữ, bảo quản tối đa 15 tờ (miếng)/loại để phục vụ công tác nghiên cứu, phòng, chống tiền giả và tập huấn nghiệp vụ (trừ tiền giả, tiền nghi giả giám định theo Khoản 4 Điều 11 Thông tư này). Trường hợp cần lưu giữ, bảo quản nhiều hơn 15 tờ (miếng)/loại, Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Theo quy định trên, việc tiêu hủy tiền giả không áp dụng đối với trường hợp tiền giả thu được là tiền giả loại mới.
Và sau khi phân tích, giám định tiền giả loại mới, Cục Phát hành và Kho quỹ được lưu giữ, bảo quản tối đa 15 tờ (miếng)/loại để phục vụ công tác nghiên cứu, phòng, chống tiền giả và tập huấn nghiệp vụ.
Trường hợp cần lưu giữ, bảo quản nhiều hơn 15 tờ (miếng)/loại, Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Không tiêu hủy tiền giả trong trường hợp nào? Cơ quan nào có trách nhiệm tiêu hủy tiền giả? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm tiêu hủy tiền giả?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định thu nhận và tiêu hủy tiền giả như sau:
Thu nhận và tiêu hủy tiền giả
1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận tiền giả do các tổ chức, cá nhân giao nộp.
2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức tiêu hủy tiền giả theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
3. Việc tiêu hủy tiền giả là tang vật của các vụ án hình sự thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước tổ chức tiêu hủy tiền giả theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Việc giao nhận, vận chuyển tiền giả được thực hiện theo trình tự thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2013/TT-NHNN về giao nhận, vận chuyển tiền giả như sau:
Giao nhận, vận chuyển tiền giả
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giao nộp toàn bộ số tiền giả đã thu giữ về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch theo định kỳ hàng tháng, trừ số tiền giả loại mới giao nộp theo quy định tại Khoản 4 Điều này. Việc giao nhận tiền giả thực hiện theo tờ/miếng và phải được lập biên bản (theo Phụ lục số 3).
Phương thức vận chuyển tiền giả do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của từng tờ tiền giả do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao nộp.
Trường hợp phát hiện tiền thật trong số tiền giả giao nộp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch lập biên bản (theo Phụ lục số 5) và có văn bản yêu cầu đơn vị giao nộp phải hoàn trả ngang giá trị cho khách hàng và báo cáo kết quả trong thời gian 30 ngày làm việc.
Tờ tiền thật đã đóng dấu “Tiền giả” và bấm lỗ được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch cắt góc 1/8 diện tích tờ tiền, thu đổi ngang giá trị (ghi Có) cho đơn vị giao nộp (không thu phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông) và đóng gói, giao nhận như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải giao nộp tiền giả về Kho tiền Trung ương hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định ít nhất 1 lần trong 6 tháng (nếu có), kết hợp với việc điều chuyển tiền đi, đến của Ngân hàng Nhà nước. Việc giao nhận thực hiện theo bó, bì, túi nguyên niêm phong và được lập biên bản (theo Phụ lục số 3).
4. Đối với tiền giả loại mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giao nộp về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ. Phương thức vận chuyển thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Việc giao nộp tiền giả loại mới của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của Cục Phát hành và Kho quỹ. Phương thức vận chuyển tiền giả loại mới do Giám đốc Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định, đảm bảo an toàn, kịp thời.
Như vậy, việc giao nhận, vận chuyển tiền giả được thực hiện như sau:
(1) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giao nộp toàn bộ số tiền giả đã thu giữ về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch theo định kỳ hàng tháng, trừ số tiền giả loại mới. Việc giao nhận tiền giả thực hiện theo tờ/miếng và phải được lập biên bản.
Phương thức vận chuyển tiền giả do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
(2) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của từng tờ tiền giả do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao nộp.
(3) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải giao nộp tiền giả về Kho tiền Trung ương hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định ít nhất 1 lần trong 6 tháng (nếu có), kết hợp với việc điều chuyển tiền đi, đến của Ngân hàng Nhà nước. Việc giao nhận thực hiện theo bó, bì, túi nguyên niêm phong và được lập biên bản.
(4) Đối với tiền giả loại mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giao nộp về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 23 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Lời chúc cô 20 11 cảm động, ý nghĩa mới nhất năm 2024?
- Đề xuất cán bộ không đủ tuổi tái cử, tự nguyện nghỉ hưu sớm không trừ tiền lương hưu?
- Điểm cực Nam của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?
- Chở trẻ em trên xe ô tô không có thiết bị an toàn có thể bị phạt 1 triệu đồng?