Vai trò của kinh tế nhà nước trong cơ cấu thành phần kinh tế của Việt Nam hiện nay?
Vai trò của kinh tế nhà nước trong cơ cấu thành phần kinh tế của Việt Nam hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Hiến Pháp 2013 có quy định như sau:
Điều 51.
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Theo đó có thể thấy mô hình kinh tế ở Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế
Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân tuy nhiên kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Trong cơ cấu thành phần kinh tế của Việt Nam hiện nay, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng trong việc:
- Ổn định kinh tế vĩ mô: Kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng, an sinh xã hội.
- Định hướng, điều tiết nền kinh tế: Kinh tế nhà nước có vai trò định hướng, điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế quan trọng, có tác động lan tỏa lớn.
- Hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân: Kinh tế nhà nước có vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.
Vai trò của kinh tế nhà nước trong cơ cấu thành phần kinh tế của Việt Nam hiện nay? (hình từ Internet)
Điều kiện thành lập công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Điều kiện thành lập
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Đảm bảo đủ vốn điều lệ quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Có Hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 6 Nghị định này.
4. Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
Theo đó, các tập đoàn kinh tế nhà nước cần đáp ứng các điều kiện sau:
[1] Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
[2] Đảm bảo đủ vốn điều lệ
[3] Có hồ sơ hợp lệ
[4] Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
Hồ sơ đề nghị thành lập công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước là gì?
Theo Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Hồ sơ đề nghị thành lập đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
b) Đề án thành lập doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp quy định tại Khoản 4 Điều này.
2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương khi thành lập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
b) Đề án thành lập doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều này.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị thành lập đối với công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước gồm có:
[1] Hồ sơ đề nghị thành lập đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
- Đề án thành lập doanh nghiệp;
- Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp.
[2] Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương khi thành lập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
- Đề án thành lập doanh nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?