Chôm chôm nước đường dùng cho xuất khẩu phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3806:1983?
Nguyên liệu nào dùng để sản xuất chôm chôm nước đường?
Căn cứ Tiểu mục 1.1 Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3806:1983 quy định yêu cầu kỹ thuật:
YÊU CẦU KỸ THUẬT
1.1. Phải dùng những nguyên vật liệu sau đây để sản xuất chôm chôm nước đường.
a) Chôm chôm chín tươi, màu quả từ vàng đến đỏ tươi, không bị dập thối, men mốc, sâu đục, xanh non hoặc chín nẫu, độ khô không dưới 14%;
b) Đường kính: loại 1 theo TCVN 1695 – 75;
c) Axit xitric: dùng cho thực phẩm;
d) Clorua canxi: dùng cho thực phẩm.
...
Như vậy, các nguyên liệu dùng để sản xuất chôm chôm nước đường, bao gồm:
- Chôm chôm chín tươi, màu quả từ vàng đến đỏ tươi, không bị dập thối, men mốc, sâu đục, xanh non hoặc chín nẫu, độ khô không dưới 14%;
- Đường kính loại 1
- Axit xitric dùng cho thực phẩm;
- Clorua canxi dùng cho thực phẩm;
Chôm chôm nước đường dùng cho xuất khẩu phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3806:1983? (Hình từ Internet)
Chôm chôm nước đường phải đảm bảo các chỉ tiêu nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3806:1983?
Căn cứ Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3806:1983 quy định yêu cầu kỹ thuật:
YÊU CẦU KỸ THUẬT
1.1. Phải dùng những nguyên vật liệu sau đây để sản xuất chôm chôm nước đường.
a) Chôm chôm chín tươi, màu quả từ vàng đến đỏ tươi, không bị dập thối, men mốc, sâu đục, xanh non hoặc chín nẫu, độ khô không dưới 14%;
b) Đường kính: loại 1 theo TCVN 1695 – 75;
c) Axit xitric: dùng cho thực phẩm;
d) Clorua canxi: dùng cho thực phẩm.
1.2. Chôm chôm nước đường phải được sản xuất theo đúng quy trình công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt y.
2.3. Các chỉ tiêu cảm quan của chôm chôm nước đường phải theo đúng các yêu cầu quy định trong bảng 1.
...
Theo đó, chôm chôm nước đường phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:
(1) Chỉ tiêu cảm quan của chôm chôm nước đường phải đúng theo các yêu cầu quy định sau:
- Hình thái:
+ Sạch, không có tạp chất.
+ Thịt quả mềm không nhũn nát.
+ Kích thước của các quả trong mỗi hợp tương đối đồng đều.
+ Đường kính lớn của quả không nhỏ hơn 22 cm.
- Màu sắc: Trắng, đục tự nhiên của chôm chôm, cho phép có màu phớt hồng.
- Mùi vị: Có mùi thơm, vị ngọt đặc trưng của chôm chôm chín, ngập trong nước đường, đã qua nhiệt, không có mùi vị lạ
- Chất lượng nước đường: Trong, có lẫn bột thịt quả
- Tạp chất: Không được có
(2) Chỉ tiêu lý hóa của chôm chôm nước đường phải đúng theo các yêu cầu quy định sau:
- Khối lượng cái so với khối lượng tịnh, tính bằng phần trăm, không nhỏ hơn 52.
- Hàm lượng chất khô của nước đường đo bằng chiết quang kế ở 200C, tính bằng phần trăm, không nhỏ hơn 16;
- Hàm lượng axit chung, tính chuyển ra axit xitric bằng phần trăm, không nhỏ hơn 0.5
- Hàm lượng kim loại nặng: Theo TCVN 3572 – 81
(3) Các chỉ tiêu vi sinh vật của chôm chôm nước đường phải đúng theo các yêu cầu quy định sau:
- Không được có vi sinh vật gây bệnh và các hiện tượng hư hỏng, chứng tỏ có vi sinh vật hoạt động.
- Phải theo đúng các quy định khác của nhà nước. Khi chưa có quy định đó, cho phép thỏa thuận trong hợp đồng giữa bên sản xuất và bên nhận hàng.
Lưu ý:
- Chôm chôm nước đường trước khi xuất xưởng phải được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm của bên sản xuất chấp nhận.
- Bên sản xuất phải bảo đảm cho chôm chôm nước đường sản xuất ra theo đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn này và mỗi lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận chất lượng.
Chôm chôm nước đường được đóng gói như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3806:1983?
Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3806:1983 quy định vào hộp, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển vào bảo quản như sau:
VÀO HỘP, BAO GÓI, GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN.
3.1. Chôm chôm nước đường được đóng trong hộp sắt ghép kín. Hộp sắt phải theo TCVN 166 – 64.
3.2. Vào hộp, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản chôm chôm nước đường phải theo TCVN 167 – 64.
Như vậy, chôm chôm nước đường được đóng gói trong hộp sắt ghép kín. Hộp sắt phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Hộp sắt dùng cho đồ hộp phải sản xuất theo đúng các quy trình công nghệ đã được các cơ quan có thẩm quyền duyệt y.
+ Đáy và nắp hộp phải có các đường gân tùy theo kích thước, hình dạng, dung tích của hộp và bề dày sắt làm hộp để đảm bảo độ cứng cần thiết của hộp.
+ Đáy và nắp hộp phải có vòng đệm thật sít bằng cao su hay bằng một loại bột đặc biệt.
+ Hộp ghép tất cả các kiểu phải có mối ghép dọc được hàn bên ngoài và có thể có đường sống bên trong.
+ Ở mặt trong của hộp, chỗ nối góc ở mối ghép dọc, cho phép được tụ họp kim hàn với diện tích tổng cộng không quá 50 mm2.
+ Hộp có thể sơn hay không sơn ở mặt trong và mặt ngoài.
+ Mặt trong và mặt ngoài của hộp không sơn phải nhẵn, không có vết rạch, vết xước, vết gỉ, cho phép mặt hộp được mờ, có vết dập nhẹ, vết lốm đốm, các hạt thiếc nhỏ và vết xước nhẹ nhưng vẫn giữ được lớp thiếc nguyên vẹn.
+ Mặt trong của hộp sơn phải nhẵn, không có vết rạch, vết xước và phải có màu đồng đều. Lớp sơn không được bong tróc và không có bọt.
+ Về độ bền chống ăn mòn của lớp sơn, thì sau khi thử, lớp sơn không bị bong tróc, không có các biến đổi rõ rệt trừ các vết ăn mòn nhẹ.
+ Về tính chất tiết vị của lớp sơn, thì sau khi thử, dung dịch thử không được có một vị nào khác ngoài vị nhẹ của sơn.
+ Mép hộp phải có bề ngang thật đều, không được có vết nứt và vết nhăn.
+ Hộp sắt khi xuất xưởng phải được bộ phận phụ trách kiểm tra kỹ thuật của cơ sở sản xuất chấp nhận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?