Từ năm 2024 mù màu vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự?
Từ năm 2024 mù màu vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe như sau:
Tiêu chuẩn sức khỏe
1. Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
a) Tiêu chuẩn chung
Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;
Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
2. Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp hệ chính quy; tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở
a) Tiêu chuẩn chung: Đạt sức khỏe loại 1, loại 2 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;
b) Tiêu chuẩn riêng: Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng về công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.
.....
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 105/2023/TT-BQP về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe như sau:
Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe
1. Tiêu chuẩn phân loại theo thể lực thực hiện theo quy định, tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật và các vấn đề sức khỏe thực hiện theo quy định tại Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, tiêu chuẩn chung về sức khỏe đi nghĩa vụ là công dân phải đạt sức khỏe loại 1, loại 2 và loại 3. Việc xếp loại tiêu chuẩn được thực hiện theo Mục 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP và theo phương pháp, cụ thể như sau:
- Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1.
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2.
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3.
Tương ứng Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.
- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.
- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.
Trước đây, theo quy định cũ Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP (đã hết hiệu lực), đối với bệnh mù màu (mù 1 màu hoặc toàn bộ) sẽ được xếp loại theo điểm 6.
Tuy nhiên hiện tại theo quy định mới tại Thông tư 105/2023/TT-BQP, việc cho điểm đối với bệnh mù màu theo tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ như sau:
- Mù màu trục xanh lá - đỏ mức độ nhẹ: 3 điểm
- Mù màu trục xanh lá - đỏ mức độ nặng: 4-5 điểm
- Mù màu hoàn toàn hoặc mù màu khác: 6 điểm.
Như vậy, trường hợp người bị mù màu trục xanh lá - đỏ mức độ nhẹ sẽ bị chấm điểm 3 mà các tiêu chuẩn sức khoẻ khác không có tiêu chuẩn nào bị chấm điểm 3, 4, 5, 6 thì sẽ đạt sức khoẻ loại 3 và vẫn đáp ứng đủ tiêu chuẩn sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự.
Từ năm 2024 mù màu vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)
Phương pháp phân loại sức khỏe đi nghĩa vụ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP, việc phân loại sức khỏe đi nghĩa vụ được thực hiện theo các phương pháp sau:
[1] Phương pháp cho điểm: Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.
- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.
- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.
- Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.
- Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém.
- Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
[2] Phương pháp phân loại sức khỏe: Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
- Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1.
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2.
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3.
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4.
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5.
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Hội đồng khám sức khỏe đi nghĩa vụ bao gồm những ai?
Theo quy định Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện là tổ chức có trách nhiệm khám sức khỏe đi nghĩa vụ đối với công dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm.
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm.
- Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng là cán bộ tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về y tế cấp huyện đảm nhiệm.
- Các ủy viên là cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan, đơn vị gồm:
+ Trung tâm Y tế cấp huyện, bệnh viện đa khoa cấp huyện (nếu có).
+ Cơ quan y tế cấp huyện, quân y Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và đại diện các đơn vị có liên quan.
+ Trường hợp cần thiết có thể tăng cường cán bộ, nhân viên y tế cấp tỉnh hoặc quân y Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh quyết định nguồn nhân lực.
Lưu ý: Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực từ 01/01/2024
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?