Thời hạn tối thiểu được thuê tài chính là bao lâu?
Thời hạn tối thiểu được thuê tài chính là bao lâu?
Tại khoản 1, khoản 3 Điều 113 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về các điều kiện trong hoạt động cho thuê tài chính như sau:
Hoạt động cho thuê tài chính
Hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sau đây:
1. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên;
2. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại;
3. Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó;
4. Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng."
Theo đó về thời hạn thuê thì không phải là điều kiện bắt buộc trong hoạt động cho thuê tài chính.
Tuy nhiên theo điều kiện nêu trên thì thời hạn cho thuê tài chính tối thiểu thì ít nhất sẽ bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê.
Thời hạn tối thiểu được thuê tài chính là bao lâu? (Hình từ Internet)
Điều kiện để công ty tài chính thực hiện cho thuê tài chính là gì?
Theo Điều 13 Nghị định 39/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 16/2019/NĐ-CP một số điểm bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 16/2019/NĐ-CP quy định về cho thuê tài chính như sau:
Cho thuê tài chính
1. Công ty tài chính được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính theo quy định về cho thuê tài chính tại Chương III Nghị định này khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;
2. Công ty tài chính được thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được bổ sung hoạt động cho thuê tài chính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này và các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 12 Nghị định này;
Như vậy, công ty tài chính được thực hiện các hoạt động cho thuê tài chính cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép.
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Đối với công ty tài chính được thành lập và hoạt động trước ngày 25/06/2014 được bổ sung hoạt động cho thuê tài chính thì ngoài đáp ứng các điều kiện đã được liệt kê thì cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tuân thủ các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro liên tục trong tất cả các quý của năm liền kề trước năm đề nghị được bổ sung hoạt động.
- Tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời hạn 01 năm liền kề tính từ thời điểm đề nghị bổ sung hoạt động trở về trước.
- Hoạt động kinh doanh có lãi liên tục ít nhất trong 02 năm liền kề trước năm đề nghị bổ sung hoạt động.
Công ty tài chính được thực hiện các hoạt động tài chính khác nào?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 39/2014/NĐ-CP, công ty tài chính được thực hiện các hoạt động khác như sau:
- Công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.
- Công ty tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
- Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng.
- Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, cấp tín dụng được phép; ủy thác vốn cho tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng.
- Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định.
- Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
- Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.
- Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư.
- Cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?