Phương pháp lấy mẫu thủ công cho các loại dầu mỏ được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6777:2007?

Cho tôi hỏi: Phương pháp lấy mẫu thủ công cho các loại dầu mỏ được quy định như thế nào? Mục đích của việc lấy mẫu thủ công cho các loại dầu mỏ là gì? Câu hỏi từ chị Duyên - Hà Nội

Phương pháp lấy mẫu thủ công cho các loại dầu mỏ được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6777:2007?

Tại Tiểu mục 1.1 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6777:2007 quy định như sau:

- Tiêu chuẩn TCVN 6777:2007 quy định quy trình lấy mẫu đại diện bằng phương pháp thủ công cho các sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng, bán-lỏng, hoặc rắn, có áp suất hơi nhỏ hơn 101 kPa (14,7 psi) ở điều kiện môi trường.

Nếu lấy mẫu để xác định chính xác độ bay hơi thì áp dụng đồng thời với ASTM D, 5842 (API MPMS Chương 8.4). Trộn và bảo quản mẫu theo ASTM D 5854 (API MPMS Chương 8.3).

Tiêu chuẩn TCVN 6777:2007 không áp dụng để lấy mẫu các loại dầu cách điện và chất lỏng thủy lực.

Theo đó, căn cứ Tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6777:2007 quy định phương pháp lấy mẫu thủ công cho các loại dầu mỏ bao gồm:

- Phương pháp này quy định quy trình lấy mẫu thủ công dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ ở dạng lỏng, bán lỏng hoặc rắn, từ các bể chứa, đường ống, thùng, can, túi và các dòng chảy hở.

- Phương pháp đề cập cụ thể đến các yếu tố khác nhau phải lưu ý khi lấy mẫu đại diện, bao gồm cả các phép thử sẽ tiến hành trên mẫu, các loại bình chứa mẫu và các hướng dẫn riêng cho loại sản phẩm đặc biệt sẽ lấy mẫu.

Phương pháp lấy mẫu thủ công cho các loại dầu mỏ được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6777:2007?

Phương pháp lấy mẫu thủ công cho các loại dầu mỏ được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6777:2007? (Hình từ Internet)

Mục đích của việc lấy mẫu thủ công cho các loại dầu mỏ là gì?

Tại tiết 5.2.1 Tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6777:2007 quy định mục đích của việc lấy mẫu thủ công như sau:

Mục đích của việc lấy mẫu thủ công
5.2.1.1 Mục đích của việc lấy mẫu thủ công là để có được một lượng nhỏ (mẫu cục bộ) sản phẩm từ vùng đã chọn trong bể chứa và đại diện cho vùng sản phẩm đó. Trong trường hợp các mẫu di động hoặc toàn phần thì mục đích là để có một mẫu mà thành phần của nó đại diện cho toàn bộ sản phẩm trong bể chứa. Nhiều mẫu cục bộ gộp lại có thể tạo thành một mẫu đại diện.

Theo đó, mục đích của việc lấy mẫu thủ công là để có được một lượng nhỏ (mẫu cục bộ) sản phẩm từ vùng đã chọn trong bể chứa và đại diện cho vùng sản phẩm đó.

Trong trường hợp các mẫu di động hoặc toàn phần thì mục đích là để có một mẫu mà thành phần của nó đại diện cho toàn bộ sản phẩm trong bể chứa. Nhiều mẫu cục bộ gộp lại có thể tạo thành một mẫu đại diện.

Điều kiện cần áp dụng khi lấy mẫu thủ công cho các loại dầu mỏ là gì?

Tại tiết 5.2.2 Tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6777:2007 quy định điều kiện cần áp dụng khi lấy mẫu thủ công cho các loại dầu mỏ bao gồm:

Thứ nhất: Lấy mẫu thủ công có thể áp dụng trong mọi điều kiện đã nêu ở phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, với điều kiện phải theo đúng các qui trình thích hợp.

Thứ hai: Trong nhiều trường hợp lấy mẫu thủ công chất lỏng, sản phẩm được lấy mẫu có chứa cấu tử nặng (ví dụ như nước tự do), cấu tử này có xu hướng tách ra khỏi cấu tử chính. Khi đó việc lấy mẫu thủ công theo các điều kiện dưới đây:

- Thời gian phải đủ lâu để cấu tử nặng tách ra và lắng xuống;

- Phải có khả năng đo được mức cấu tử nặng đã lắng để lấy được mẫu đại diện trên mức này, nếu không thì toàn bộ hoặc một phần của cấu tử nặng sẽ nằm trong phần mẫu của bể chứa phải là đồng nhất;

- Nếu một trong các điều kiện trên không đảm bảo thì việc lấy mẫu thực hiện theo phương pháp lấy mẫu tự động (xem ASTM D 4177).

Cách bảo quản mẫu khi lấy mẫu thủ công cho các loại dầu mỏ như thế nào?

Tại Tiểu mục 12.3 Mục 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6777:2007 quy định cách bảo quản mẫu khi lấy mẫu thủ công cho các loại dầu mỏ như sau:

Thứ nhất: Các mẫu bay hơi - Tất cả các mẫu bay hơi của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải được bảo vệ chống bay hơi. Phải chuyển sản phẩm từ dụng cụ lấy mẫu sang bình chứa mẫu ngay. Đậy kín bình đựng trừ khi phải chuyển mẫu sang bình khác. Sau khi đưa về phòng thí nghiệm, các mẫu này cần được làm lạnh trước khi mở bình.

Thứ hai: Các mẫu nhạy cảm với ánh sạng - Điều quan trọng là các mẫu nhạy cảm với ánh sáng, như xăng, phải được bảo quản ở chỗ tối, nếu phép thử bao gồm cả việc xác định các chỉ tiêu: mầu, ốc tan, tetraetyl chì và hàm lượng các chất ức chế, tính tạo cặn, độ ổn định hoặc trị số trung hòa. Có thể dùng các chai màu nâu. Các chai thủy tinh trong phải được bọc hoặc che phủ.

Thứ ba: Các sản phẩm tinh lọc - Các sản phẩm tinh lọc cao phải được bảo vệ chống ẩm và bụi bằng cách bao giấy, màng chất dẻo hay kim loại lên nút và nắp thùng đựng.

Thứ tư: Độ vơi của bình chứa - Không được đổ đầy bình chứa mẫu. Phải để một khoảng không gian cho giãn nở, phải chú ý đến nhiệt độ của chất lỏng tại thời điểm rót và nhiệt độ tối đa có thể mà bình phải chịu. Nếu bình được đổ đầy đến hơn 80% dung tích thì khuấy mẫu sẽ khó khăn.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn quy hoạch cảng hàng không là bao lâu theo TCVN 12575:2019?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dạng sản phẩm măng đóng hộp theo TCVN 13119:2020?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp phòng ngừa chung về an toàn trong quá trình lấy mẫu nước theo TCVN 6663-1:2011?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về bố trí bình chứa bột và bình chứa khí đẩy đối với hệ thống chữa cháy bằng bột theo TCVN 13877-2:2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung về khảo nghiệm hiệu lực sinh học thuốc bảo vệ thực vật theo TCVN 12561:2022?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên bản thử nghiệm bao bì vận chuyển bao gồm các số liệu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4869-89?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm tôm thịt luộc chín đông lạnh phải đạt được các chỉ tiêu vi sinh vật nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5836–1994?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tiến hành đường chuẩn độ xác định hàm lượng clorua trong sản phẩm thịt theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4836-2:2009 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình lấy mẫu xác định tổng nồng độ các hợp chất hữu cơ trong khí thải lò đốt chất thải rắn theo TCVN 7558-2:2005 được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Môi trường nhiệt được chấp nhận là tiện nghi theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7438:2004?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Nguyễn Thị Hiền
336 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào