Việt Nam theo hệ thống pháp luật nào? Common Law hay Civil Law?

Cho tôi hỏi hiện nay có 02 hệ thống pháp luật là Common Law hay Civil Law thì nước ta theo hệ thống pháp luật nào? (Câu hỏi của chú Yên - Nam Định)

Hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law là gì?

[1] Common Law là gì:

Common Law, hay còn gọi là Thông luật, là một hệ thống pháp luật dựa trên các án lệ, tức là các phán quyết của tòa án trong các vụ án cụ thể. Các án lệ được xem là nguồn luật quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật Common Law, và các tòa án trong hệ thống này có nghĩa vụ phải tuân theo các án lệ đã được xác lập.

Hệ thống pháp luật Common Law bắt nguồn từ Anh, và sau đó được truyền bá sang các nước thuộc địa của Anh, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand, v.v. Hiện nay, hệ thống pháp luật Common Law được áp dụng ở khoảng 80 quốc gia trên thế giới.

Các đặc trưng của hệ thống pháp luật Common Law bao gồm:

- Nguồn luật chủ yếu là án lệ.

- Các tòa án có vai trò quan trọng trong việc phát triển pháp luật.

- Thủ tục tố tụng mang tính tranh tụng.

[2] Civil Law là gì:

Civil Law, hay còn gọi là Dân luật, là một hệ thống pháp luật dựa trên các văn bản pháp luật, bao gồm các bộ luật, luật lệ, nghị định, v.v. Các văn bản pháp luật này được xem là nguồn luật quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật Civil Law, và các tòa án trong hệ thống này có nghĩa vụ phải tuân theo các văn bản pháp luật đã được ban hành.

Hệ thống pháp luật Civil Law bắt nguồn từ La Mã cổ đại, và sau đó được truyền bá sang các nước châu Âu lục địa, bao gồm Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, v.v. Hiện nay, hệ thống pháp luật Civil Law được áp dụng ở khoảng 70 quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam.

Các đặc trưng của hệ thống pháp luật Civil Law bao gồm:

- Nguồn luật chủ yếu là văn bản pháp luật.

- Các tòa án có vai trò không quan trọng trong việc phát triển pháp luật.

- Thủ tục tố tụng mang tính tra hỏi.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Việt Nam theo hệ thống pháp luật nào? Common Law hay Civil Law?

Việt Nam theo hệ thống pháp luật nào? Common Law hay Civil Law? (Hình từ Internet)

Việt Nam theo hệ thống pháp luật nào? Common Law hay Civil Law?

Hệ thống pháp luật Việt Nam không theo hệ thống pháp luật Common Law hay Civil Law, tuy nhiên Việt Nam có hệ thống pháp luật mang nhiều đặc điểm của hệ thống Civil law.

Vì hệ thống pháp luật Việt Nam thì nguồn luật chủ yếu được sử dụng là các văn bản pháp luật: Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư...

Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
...
2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
b) Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
c) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
...

Đồng thời tại Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định về áp dụng án lệ trong xét xử như sau:

Áp dụng án lệ trong xét xử
1. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.
2. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.
3. Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.

Theo đó, nước ta vẫn thừa nhận vai trò của án lệ trong thủ tục tố tụng của Tòa án. Do đó, Việt Nam không thuộc hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law, hệ thống pháp luật Vệt Nam sử dụng những ưu điểm của cả 02 hệ thống pháp luật lớn này.

Pháp luật như thế nào về quy định bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân?

Theo Điều 16 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân như sau:

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tôn trọng Tòa án.

- Nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, danh dự của Tòa án nhân dân, cản trở hoạt động của Tòa án;

Người có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định, của pháp luật.

- Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán, Hội thẩm có quyền liên hệ với các cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác và công dân.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để Thẩm phán, Hội thẩm làm nhiệm vụ.

Trân trọng!

Hệ thống pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hệ thống pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam theo hệ thống pháp luật nào? Common Law hay Civil Law?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hệ thống pháp luật
Chu Tường Vy
25,052 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hệ thống pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào